WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,5-3% năm 2020

21:01 | 18/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và trở nên sâu rộng hơn, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5 - 3,0% vào năm 2020.
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và trở nên sâu rộng hơn, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5 - 3,0% vào năm 2020.
 
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,5-3% năm 2020 - ảnh 1
 
Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 7, WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 2,8% năm 2020 - mức cao thứ năm thế giới. Tuy nhiên, dự báo này được đưa ra khi chưa tính đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng.
 
Kinh tế Việt Nam đã phục hồi trong quý 3 với mức tăng trưởng đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng 0,39% của quý 2 bất chấp dịch Covid-19 tái bùng phát ở Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. 
 
Báo cáo cho biết, ở cấp độ ngành, ngành công nghiệp tăng trưởng 3,08% trong 9 tháng, tiếp theo là nông nghiệp (1,84%) và dịch vụ (1,37%). Ngành dịch vụ có sự sụt giảm lớn nhất vì cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến cả ngành du lịch và giao thông vận tải. Số lượng khách du lịch nước ngoài giảm 70% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kì năm trước.
 
9 tháng đầu năm, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD, một phần nhờ mức thặng dư 2,8 tỷ USD trong tháng 9. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ tháng trước, trong khi hàng nhập khẩu tăng 10,7% so với tháng 8.
 
Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 9 đã tăng trở lại mức tháng 4 và tháng 5, tăng gần gấp đôi so với tháng 8. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng số vốn FDI cam kết giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, WB nhận định đây vẫn là kết quả rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vẫn đi ngang so với tháng 7 và tháng 8/2020 đã phản ánh sự ổn định trong ngắn hạn của giá thực phẩm, năng lượng và giao thông. Lạm phát trong tháng 9 tăng 3% so với cùng kì năm 2019, chủ yếu do giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống tăng lên.
 
Cách đây vài ngày, trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020. Đây là mức tăng trưởng cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%).
 
Mỹ Linh