Bất động sản TP.HCM không có dấu hiệu tăng trưởng, nguyên nhân do đâu?
Ngày 16/4, Hội thảo "Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản vùng Tp.HCM mở rộng năm 2021" đã được tổ chức tại TP.HCM.
Tại Hội thảo "Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản vùng TP.HCM mở rộng năm 2021" TS.Lê Đỗ Mười đã nhận xét: Kết cấu hạ tầng giao thông , kết nối của TP.HCM và các tỉnh đang quá tải, thiếu đồng bộ".
Kết nối hạ tầng là yếu tố then chốt giúp thành phố phát triển
Nguyên nhân 1: Kết nối hạ tầng thiếu đồng bộ
TP.HCM mặc dù chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước với dân số 9,2 triệu người nhưng lại có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Qua các năm, kinh tế thành phố tăng trưởng khá và ổn định và ngân sách năm 2020 chiếm tỷ trọng 27% lớn nhất cả nước. Cụ thể, GRDP tăng bình quân đạt 8,3%/năm, quy mô GRDP chiếm 22,8% GDP cả nước, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 6.799 USD.
Tuy có sự tăng trưởng tốt nhưng hạ tầng giao thông và hạ tầng kết nối của TP.HCM với các tỉnh đang quá tải, thiếu đồng bộ trong khi nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông chỉ đạt được khoảng 25 - 27% theo nhu cầu quy hoạch đã được phê duyệt.
Đây được xem là nguyên nhân gây tác động trực tiếp làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng của thành phố và các tỉnh trong vùng.
Việc phát triển các đô thị vệ tinh sẽ là động lực phát triển xã hội, phân bố lại dân cư và việc làm. Trong đó, phát triển giao thông được xem là nền tảng, có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ với phát triển đô thị, là cơ sở để thực hiện quy hoạch đô thị, thu hút dân cư làm gia tăng giá trị bất động sản.
Ông Lê Đỗ Mười - Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) nhấn mạnh: "Trong chiến lược quy hoạch cảu cả nước đến năm 2030, vùng TP.HCM tiếp tục được xác định là đầu tàu kinh tế, là trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logitics lớn của cả nước. Do đó, việc phát triển hạ tầng giao thông kết nối sẽ tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh để tạo ra sự kết nối đa phương thức, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới cho tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội".
Nguyên nhân 2: Thông quy hoạch bị thiếu
Việc hình thành hệ thống giao thông vận tải đông bộ, hiện đại vẫn tiếp tục được xác định là một trong ba đột phá chiến lược nhằm phát triển TP.HCM thành đô thị đa trung tâm. Do vậy, những năm tới việc đầu tư hạ tầng kết nối được đặc biệt chú trọng nhất là TP.HCM - là trung tâm kinh tế lớn, năng động và vị trí thuận lợi trong hoạt động giao thương quốc tế".
Theo Quyết định số 2076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tổng diện tích toàn vùng Tp.HCM lên tới khảng 30 ngàn km2 được quy hoạch thành 4 tiểu vùng. Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm thu hút sự đầu tư phát triển các đô thị vệ tinh và thị trường bất động sản các tỉnh vùng ven.
Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông TP.HCM
Theo các chuyên gia thì tình trạng đầu tư ồ ạt phát triển bất động sản tại một số khu vực có tiềm năng lại chưa được chú ý dẫn đến mất cân bằng phát triển các đô thị vệ tinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung.
Hầu hết các cơn sốt đất gần đây đều xuất phát từ những thông tin rõ ràng về quy hoạch. Tình trạng sốt đất cục bộ tại một số khu vực dẫn đến việc giá đất bị đẩy tăng chóng mặt, khó kiểm soát dẫn đến rủi ro cao cho các nhà đầu tư.
Xem thêm: Mở rộng đầu tư: Cuộc chơi đầy thách thức của những ông lớn ngành bất động sản
Tâm Phạm