CEO FPT: Từ kĩ thuật viên trẻ tới `đầu tàu` tập đoàn công nghệ trăm triệu USD giá trị nhất Việt Nam

09:13 | 04/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT - đánh giá cao CEO Nguyễn Văn Khoa về năng lực tập hợp, tổ chức lực lượng; là người truyền cảm hứng, thúc đẩy và cổ vũ động viên đội ngũ cùng hướng về mục tiêu chung.

CEO FPT là ai?

 
CEO Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1977 tại thủ đô Hà Nội và là một trong những lãnh đạo trẻ của FPT. Nguyễn Văn Khoa đã bén duyên với FPT từ khi còn là sinh viên năm thứ 2 ngành Du lịch (ĐH Kinh tế Quốc dân).
 
CEO FPT là ai? Sự nghiệp CEO FPT
Chân dung CEO FPT Nguyễn Văn Khoa
 
 
Đam mê Công nghệ thông tin nhưng lại học trái ngành trái nghề nên ông đã coi FPT là trường đại học thứ 2 của mình và cố gắng tự học hỏi, làm việc thật nhiều. Cũng bởi duyên nợ với FPT từ những ngày đầu mà vị CEO sinh năm 1977 đã sẵn sàng từ bỏ dự án game online, với quy mô hàng nghìn cửa hàng để gia nhập Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI), thuộc FPT Telecom. 
 

Sự nghiệp của CEO FPT

 
Ông Khoa tham gia vào FPT từ năm 1997 với vai trò đầu tiên là nhân viên triển khai, hỗ trợ kỹ thuật mạng Trí tuệ Việt Nam. Những ngày đầu của vị CEO 7x cũng vô cùng trắc trở và khó khăn với khởi đầu trong một công ty có cách quản lý khá cũ và chưa xây dựng được niềm tin với khách hàng. 
 
CEO FPT là ai? Sự nghiệp CEO FPT
Vị CEO 7x đã có hơn 20 năm gắn bó với FPT
 
Quyết tâm bám trụ và thay đổi của ông Khoa đã mang đến một diện mạo mới cho FTI. Một năm sau, vị CEO gốc Hà Nội này nhanh chóng giữ chức trưởng phòng, cụ thể từ là năm 1998 - 2003, ông đã trải qua các vị trí Trưởng phòng Dự án, Trưởng phòng Quảng cáo và Phát triển và Trưởng phòng Hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm FPT Internet (thuộc FPT).
 
Tiếp sau đó, ông là Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng thuộc FPT Telecom (năm 2003 - 2005), Phó Giám đốc Kinh doanh - Chi nhánh Công ty FPT Telecom Hà Nội, Giám đốc chi nhánh FPT Telecom tại Hải Phòng (năm 2006 - 2007), Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT thuộc FPT Telecom (năm 2008 - 2010).
 
CEO FPT là ai? Sự nghiệp CEO FPT
CEO Nguyễn Văn Khoa đạt được nhiều thành công tại FPT từ những ngày đầu tiên
 
Vậy là chỉ mất 3 năm, FTI đã tăng trưởng doanh thu gấp 10 lần. Tới năm 2012, ở tuổi 35, ông Nguyễn Văn Khoa đã được bổ nhiệm trở thành CEO công ty thành viên chủ chốt trẻ nhất FPT - Tổng Giám đốc FPT Telecom. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt, cùng những quyết sách và tầm nhìn mới mẻ, anh đã dẫn dắt FPT Telecom giữ vững vị trí Top 3 công ty cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu Việt Nam, liên tục thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và phương pháp quản trị mới. 
 
Trong thời gian ông Khoa giữ chức CEO, FPT Telecom đã triển khai thành công tuyến đường trục Bắc – Nam 1.800 km, chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong 1 năm; đặt nền móng cho sự phát triển của Truyền hình FPT khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (Truyền hình qua Internet) thay cho Truyền hình cáp.
 
CEO FPT là ai? Sự nghiệp CEO FPT
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, CEO Khoa là người lãnh đạo thấu hiểu tập đoàn, đội ngũ nhân viên và khách hàng bậc nhất
 
Tháng 3/2018, ông Khoa được luân chuyển làm Phó tổng giám đốc FPT, Tổng giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) trong chương trình quy hoạch và đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận Tập đoàn FPT.

Thành tựu của CEO FPT

 
Trong 6 năm Nguyễn Văn Khoa đảm nhiệm vị trí TGĐ FPT Telecom, doanh thu của công ty này tăng 2,6 lần, lợi nhuận tăng 1,6 lần, nhân sự tăng gần gấp 2 lần và có tỷ lệ đóng góp lợi nhuận cao nhất Tập đoàn (2012-2016).
 
Mới đây FPT cũng đã công báo báo cáo tài chính mới nhất của mình. Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 21.164 tỷ đồng và 3.814 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 7%. Thu nhập trên mỗi cổ phần đạt 3.264 đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.
 
Với sự chỉ đạo linh hoạt và chủ động ứng phó với diễn biến dịch COVID-19, FPT đã có 3 quý tăng trưởng liên tiếp, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Lợi nhuận trước thuế trong quý III năm 2020 tăng 21% so với quý I và 8% so với quý II và tăng khoảng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.
 
CEO FPT là ai? Sự nghiệp CEO FPT
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế những năm gần đây của FPT
 
Bên cạnh đó, khối công nghệ (gồm mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài và mảng dịch vụ công nghệ thông tin trong nước) và giáo dục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà tăng trưởng trong quý tiếp theo.  
 
Cụ thể, doanh thu mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài 9 tháng đạt 8.779 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.418 tỷ đồng tăng lần lượt 12,6% và 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 
Giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đầu năm đạt 9.595 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Các thị trường kiểm soát dịch bệnh tốt như Nhật Bản và châu Á Thái Bình Dương (APAC) có mức tăng trưởng doanh thu tích cực, tương ứng 9% và 44% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Doanh thu mảng chuyển đổi số đạt 2.473 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái do FPT đã tiên phong trong các công nghệ số mới như điện toán đám mây, internet vạn vật, low code (nền tảng phát triển phần mềm ít phải lập trình nhất)…
 
FPT Telecom cũng ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng rất đáng chú ý. Cụ thể, kết thúc nửa đầu năm 2020 FPT Telecom đạt 5.439 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 938 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 750 tỷ đồng, tăng trưởng 9,6%.
 
Chỉ có duy nhất FPT Retail ghi nhận mức lãi sau thuế "thụt lùi" chưa đến 16 tỷ đồng, bằng 1/10 so với số lãi 158 tỷ đồng ghi nhận trong nửa đầu năm ngoái vì ảnh hưởng quá lớn sau đại dịch COVID-19.
 
 
Thanh Thùy (T/h)