CEO Sang Lee: Chủ nhân `ghế nóng` Manulife Việt Nam với 28 năm kinh nghiệm ngành bảo hiểm thế giới

08:24 | 04/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
CEO Manulife Việt Nam Sang Lee là vị lãnh đạo bản lĩnh gánh trên mình trọng trách đưa doanh nghiệp lên vị thế hàng đầu khi thực hiện bước chuyển mình của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

Ông Sang Lee, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam là ai?

Tháng 12 năm 2020, chức vụ Tổng giám đốc Manulife Việt Nam được bổ nhiệm cho ông Sang Lee. Ông gia nhập vào tập đoàn bảo hiểm Manulife đến từ Canada từ năm 2018. Tập đoàn này hiện đang hoạt động tại 11 thị trường ở châu Á, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Hồng Kông. Ông Sang Lee ban đầu có xuất phát điểm là Tổng giám đốc Malaysia và đạt nhiều thành tựu trong việc gia tăng thị phần và tăng trưởng doanh thu trong suốt thời gian lãnh đạo.

Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và quản lý tài sản, ông Sang Lee đã có hơn 28 năm kinh nghiệm làm việc tại châu Á, bao gồm Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan từ trước khi gia nhập Manulife.

CEO Sang Lee: Chủ nhân `ghế nóng` Manulife Việt Nam với 28 năm kinh nghiệm ngành bảo hiểm thế giới - ảnh 1

Chân dung ông Sang Lee, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam là ai?

Như vậy, với sự thay đổi vị trí Tổng giám đốc Manulife Việt Nam như hiện tại, ông Sachin Shah, Tổng giám đốc các Thị trường mới nổi của Manulife Châu Á bày tỏ tin tưởng vào việc ông Sang sẽ là một nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua chuyển đổi số và hiệu quả hoạt động, đồng thời xây dựng văn hóa làm việc nhằm thúc đẩy sự thay đổi này cho toàn bộ Manulife Việt Nam.

Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục chú trọng chiến lược cung cấp các giải pháp sáng tạo và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ dưới sự điều hành của ông Sang, đồng thời nới rộng khoảng cách giữa các đối thủ trên thị trường.

Để đạt được thành tựu này, ông Sang Lee sẽ cần phải tập trung vào nhu cầu của cộng đồng, đồng thời phát huy hết thế mạnh, thích nghi với bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi.

Nếu biết tận dụng tốt, công ty sẽ đáp ứng sự quan tâm ngày càng cao của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, thể chất; cải thiện tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ, giảm thiểu các chi phí y tế phát sinh ngoài phạm vi quyền lợi bảo hiểm.

CEO Sang Lee: Chủ nhân `ghế nóng` Manulife Việt Nam với 28 năm kinh nghiệm ngành bảo hiểm thế giới - ảnh 2

Vị lãnh đạo bản lĩnh gánh trên mình trọng trách đưa doanh nghiệp lên vị thế hàng đầu.

Manulife Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Sang Lee

Được biết, Manulife Việt Nam là 1 trong 3 công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có mặt tại Việt Nam. tính đến ngày 31/5/2020, với vốn điều lệ với 13.095 tỷ đồng, Manulife Việt Nam là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Việt Nam.

Trong năm 2019, Manulife Việt Nam vươn lên dẫn đầu thị phần bảo hiểm về doanh thu khai thác phí mới tại thị trường Việt Nam khi công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.260 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 17.526 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 14.771 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 34% và 36%. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp vượt lên Bảo Việt Nhân Thọ và Prudential.

Có thể thấy, Manulife Việt Nam đã có những đóng góp thông qua các sáng kiến đột phá về dịch vụ, giải pháp và chuyển đổi số để định hình lại ngành bảo hiểm nhân thọ. Đây là sự phát triển mà ông Sang Lee cần tiếp nối và phát huy, cùng với tiềm năng tiếp tục đổi mới tại một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực.

Ngay trong tháng 12 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi ông Sang Lee lên nắm quyền Tổng giám đốc, thông qua mạng lưới của VietinBank, Tập đoàn Tài chính Manulife Châu Á đã sở hữu toàn bộ Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Aviva Việt Nam, trở thành đối tác bancassurance độc quyền với một trong "Big 4" ngân hàng lớn nhất thị trường này.

CEO Sang Lee: Chủ nhân `ghế nóng` Manulife Việt Nam với 28 năm kinh nghiệm ngành bảo hiểm thế giới - ảnh 3

Ông Sang Lee hướng đến vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Việt.

Theo kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2020, đây là năm thứ hai Manulife đứng nhất về chỉ tiêu bán bảo hiểm nhân thọ xét theo năm khi có mức tăng trưởng 28% so với năm trước. 

Tổng doanh thu cả năm của Manulife tăng hơn 40% so với năm trước, đạt hơn 25.100 tỷ đồng. Trong đó, thu phí bảo hiểm thuần tăng lên 19.700 tỷ, hơn 30%. Tổng tài sản tăng  lên hơn 61.900 tỷ đồng, tương ứng 40%. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ chiếm 16,5% tính đến cuối 2020, vẫn xếp sau Bảo Việt Nhân Thọ (21,9%) và Prudential (18,6%). 

Với tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam Sang Lee tự tin sẽ sớm vượt Bảo Việt Nhân Thọ và Prudential.

Ông Sang Lee đề cao vai trò của xu hướng số hóa trong ngành bảo hiểm

Trong thời kỳ Covid-19, những khó khăn mà đại dịch mang lại đã tạo nên sự thay đổi ở tất cả các lĩnh vực từ dịch vụ tiện ích, dịch vụ hậu cần cho đến ngành bán lẻ, trong đó bao gồm cả ngành bảo hiểm mà ở đó, con người đang bị thay đổi bởi những thói quen số hóa, giúp giảm tiếp xúc mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Tiềm năng phát triển số hóa của Việt Nam đang được tổng giám đốc Sang Lee đánh giá rất cao khi nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ – cụ thể như điện thoại thông minh hay ví điện tử, vượt mặt một số thị trường châu Á khác.

Như vậy, các công ty bảo hiểm cũng còn rất nhiều cơ hội để phát triển trong khi lĩnh vực dịch vụ tài chính với những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khả năng số hoá ở Việt Nam.

 CEO Sang Lee: Chủ nhân `ghế nóng` Manulife Việt Nam với 28 năm kinh nghiệm ngành bảo hiểm thế giới - ảnh 4

Tại Việt Nam, Manulife đã đầu tư đáng kể các giải pháp số hóa kể từ năm 2017 và kết quả đang dần được chứng minh.

Thông qua quá trình này, ông Sang Lee cho rằng, quy trình yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm tự động trực tuyến sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trong đó bao gồm khả năng ứng dụng số hoá từ khâu gửi yêu cầu giải quyết quyền lợi cho đến xem xét và xử lý nội bộ cũng như khâu thanh toán cho khách hàng.

Cụ thể, kể từ năm 2018, Manulife Việt Nam đã có cải thiện rõ rệt về thời gian phản hồi khi giảm từ 9 ngày xuống còn 4 ngày đối với khách hàng sử dụng eClaims.

Trong khâu phục vụ khách hàng khác nhau, số hóa cũng giúp doanh nghiệp đem tới nhiều giá trị hơn. Trong suốt thời gian của một hợp đồng bảo hiểm, thông thường là 20 hoặc 30 năm, khách hàng có thể cần thêm người thụ hưởng, thay đổi địa chỉ, ngân hàng thanh toán, v.v. Mỗi tương tác này, dù đơn giản đến đâu, đều là cơ hội để gắn kết và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với khách hàng.

Xem thêm: Bảo hiểm Vietinbank “giằng co” với khách hàng, nửa năm chưa xong vụ việc

Phương Thúy