Chuyển đổi số ở đơn vị Nhà nước và doanh nghiệp đang thực hiện đến đâu?

15:51 | 17/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã nhấn mạnh vai trò quyết định của chuyến đổi số nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Hướng đi mới trong thời buổi đại dịch

Đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải chịu cảnh giãn cách xã hội. Nền kinh tế dần chuyển sang các hoạt động mua bán trực tuyến. Nhiều địa phương và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xác định việc chuyển đổi số, chuyển đổi phương thức hoạt động như một trong những giải pháp để không chỉ thích ứng với tình hình khó khăn của đại dịch, mà còn là hướng phát triển mới để không bị thụt lùi trong dòng chảy Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, hơn một nửa dân số Việt Nam đang tham gia mua bán trực tuyến, tạo đà cho thị trường thương mại điện tử năm 2020 tiếp tục bùng nổ và tăng trưởng 18% và đạt 11,8 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Việc thanh toán trực tuyến, không tiền mặt, không tiếp xúc trực tiếp để phòng tránh dịch bệnh đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các báo cáo cho hay, 30% doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các ứng dụng trên Internet và 33% người tiêu dùng Việt Nam khi mua sắm trực tuyến đã thực hiện chuyển tiền trực tiếp trên thông qua mạng. 

Chuyển đổi số ở đơn vị Nhà nước và doanh nghiệp đang thực hiện đến đâu? - ảnh 1

Chuyển đổi số là hướng đi cần thiết cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã cho thấy chuyển đổi số là quá trình tất yếu cần phải xảy ra để mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn, chuyên nghiệp hơn và gia tăng năng suất lao động cũng như xây dựng nên chân kiềng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đồng tình với nhận định trên. 

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang khuyến khích sự chuyển dịch này. Các cơ quan bộ ngành đang cũng đang thực hiện theo chỉ đạo của Cơ quan hành chính nhà nước cấp cao nhất trong việc tiên phong mạnh tay làm điều này. 

Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, ngành sẽ không thể tránh khỏi quá trình chuyển đổi số. 

Trả lời Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết một loạt các chương trình liên quan như: hoàn thiện các đề án giai đoạn 2021-2030, như: Số hóa Di sản văn hóa Việt Nam; xây dựng bản đồ số, quản lý, liên kết dữ liệu di sản văn hóa Việt Nam; Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam... hay tổ chức du lịch số, phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng. 

Các doanh nghiệp hiện đang tiến hành đến đâu?

Theo nhiều khảo sát, hạ tầng phần cứng trong các doanh nghiệp lớn hiện nay đáp ứng khá tốt nhu cầu của quá trình số hóa. Khi được hỏi thì có tới 88% doanh nghiệp hào hứng và đồng tình về vấn đề số hóa nội bộ. Phần lớn các doanh nghiệp đều liên tưởng được viễn cảnh tương lai của ngành và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát còn tỏ ra thờ ơ và chưa có nhiều nổ lực trong chuyển đổi. 

Được biết, phần lớn những đơn vị đã đi trước và vượt lên trong quá trình chuyển đổi số và có lòng tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt các cơ hội của thị trường thì đều là những doanh nghiệp đã trụ vững và tỏ ra hồi phục nhanh hơn. Tiêu biểu như Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB Bank, Cộng CàPhê, F88, Phong Vũ hay ToCoToCo.... Đây là những doanh nghiệp được đánh giá là chuyển đổi số thành công, theo khảo sát của Vietnam Report. 

Nhiều doanh nghiệp cũng ghi nhận mức tăng trưởng vượt qua được khó khăn từ đại dịch như: Tiki, Speed Lotte hay Co.opmart, BigC hay VinID... nhờ hiện đại hóa các cách thức tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến từ khâu đặt hàng đến nhận hàng của người tiêu dùng. 

Mới đây, Báo Chính phủ cũng nêu ra một số doanh nghiệp tiêu biểu, đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa để tạo đà phát triển trong giai đoạn sắp tới. 

Tiêu là trường hợp của Traphaco - một nhãn hàng quen thuộc và đứng top ngành dược Việt Nam. Hãng đã đầu tư giải pháp phần mềm quản trị nhân sự và tiến hành chuẩn hoá lại hết các quy trình quản trị. Đồng thời, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống Lương 3P trong việc tập trung nhiều hơn vào công tác quy hoạch và phát triển nhân tài để chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn sau khi dịch Covid-19 kết thúc. 

Hay Tập đoàn Sunhouse mạnh tay triển khai mô hình Nhà máy thông minh của ITG Technology tiêu chuẩn 4.0 để sản xuất các nhóm hàng đồ gia dụng chủ lực. Đây là một trong những bước tiến chuyển đổi số lớn, gây tiếng vang và được các chuyên gia đánh gia cao tại hội thảo “Lãnh đạo và quản lý trong thời đại chuyển đổi số” tổ chức tại Hà Nội. 

H.S

Xem thêm: Chuyển đổi số ở ngân hàng MB: Lấy con người làm trọng tâm!