Chuyện về ông chủ BIM Group Đoàn Quốc Việt - `cá mập` bất động sản tỉnh lẻ

15:36 | 09/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Với hướng phát triển đúng đắn, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lớn nhất tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.

Doanh nhân Đoàn Quốc là ai?

 
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (BIM Group) là công ty gia đình, được dẫn dắt bởi ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT, ông Đoàn Quốc Huy - con trai ông Việt (Phó Chủ tịch HĐQT) và bà Khổng Thị Hiền - Phó Tổng giám đốc. 
 
Ông Đoàn Quốc Việt là người sáng lập và dẫn dắt BIM Group trở thành tập đoàn đa ngành nổi tiếng tại Việt Nam. Ông Việt sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1976, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa.
 
Ra trường với tấm bằng loại ưu, ông được tuyển dụng vào làm việc ở Viện nghiên cứu kỹ thuật điện ảnh. Đến năm 1986, ông được cử sang Ba Lan học tập và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu. Trong thời gian ở Ba Lan, ông Việt được đánh giá cao về trình độ chuyên môn.
 
Tại Ba Lan, ông Việt không khởi nghiệp bằng nghề đã học mà chuyển sang hướng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn. Đến năm 1994, ông Việt quay trở về Việt Nam sinh sống và kinh doanh. 
 
Ông chủ BIM Group Đoàn Quốc Việt sinh năm bao nhiêu?
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt
 
Trong một lần đi du lịch Hạ Long, ông bà bạn bè loay hoay mãi không tìm được khách sạn ưng ý. Đúng lúc này một người bạn đề xuất: "Sao ông không đầu tư xây dựng khách sạn nào đó tại đây?". Ông Việt nghĩ: "Ừ nhỉ, ngẫm cũng phải". Từ lời gợi ý này, khách sạn tư nhân 4 sao Hạ Long Plaza ra đời sau đó một thời gian.
 
Từ một tiến sĩ được đào tạo về lĩnh vực ứng dụng hàng không, ông chuyển sang đi kinh doanh khách sạn. Rồi sau đó chuyển sang nghề nuôi tôm, sản xuất muối. Tất cả những lĩnh vực trên đều chẳng liên quan mấy đến ngành học của ông.
 
Sau khi mở Hạ Long Plaza, ông Việt đặt "đại bản doanh" tại TP này và khởi động nhiều dự án bất động sản. Và sau 24 năm hình thành và phát triển, BIM Group của ông Việt giờ đã trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. 
 
BIM Group trở thành tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, thủy sản, thương mại, hàng không... BIM Group còn có thời gian là cổ đông lớn của ngân hàng SHB.
 
Với hướng phát triển đúng đắn, ông Việt đã đưa tập đoàn đa ngành nghề của mình vươn ra thị trường quốc tế. Năm 2007, ông Việt đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng kỷ niệm chương và được vinh danh trong top 100 doanh nhân tiêu biểu toàn quốc. 
 

"Cá mập" bất động sản tỉnh lẻ cũng từng "nếm mùi" thất bại

 
Ông Đoàn Quốc Việt đã biến BIM Group thành tập đoàn đa ngành với nhiều thành viên và cong ty liên kết trên các lĩnh vực: phát triển và quản lsy bất động sản, dịch vụ trong ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và vận tải. 
 
Bên cạnh Air Mekong, hệ thống BIM còn có BIM Seafood, zpizza, Halong Plaza Hotel, Halong Marine Plaza, Halong Marina, Syrena Tower, Muối Ninh Thuận..
 
Tổ hợp Syrena tại 51 Xuân Diệu, Hà Nội bao gồm khu căn hộ cao cấp Fraser Suites Hanoi của Tập đoàn Fraser&Neave, câu lạc bộ Elite Fitness & Spa, Trung tâm thương mại Syrena.
 
Ở Lĩnh vực bất động sản, BIM được xem là "con cá mập" của bất động sản tỉnh lẻ. BIM là chủ đầu tư của Khu đô thị Hùng Thắng (Halong Marina), trung tâm thương mại Halong Marine Plaza tại thành phố Hạ Long cùng 1 số dự án khác. Công ty BIM Seafood  hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến tôm, hùm đông lạnh xuất khẩu.
 
Ông chủ BIM Group Đoàn Quốc Việt sinh năm bao nhiêu?
Air Mekong là một thất bại của ông Việt và BIM Group
 
Thành công là thế nhưng vị doanh nhân này cũng từng phải "nếm mùi" thất bại. Ông Đoàn Quốc Việt là ông chủ của Air Mekong. Đây là hãng hàng không giá rẻ bị "khai tử" sau 3 năm hoạt động do kinh tế khó khăn, chi phí tăng cao và không thể cạnh tranh với các thương hiệu đình đám như Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines.
 
Cụ thể, vào ngày 6/1/2015, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu đã ký quyết định số 22/QĐ-BGTVT về việc hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty Cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong).
 
Theo đó, hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 06/2008/GPKDVCHK ngày 30/10/2008 cấp cho Air Mekong. Được biết, lẽ ra Air Mekong phải bị thu hồi giấy phép từ tháng 3/2014, sau khi hãng này dừng bay từ 1/3/2013, nhưng sau đó Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận hoãn thu hồi giấy phép vận chuyển hàng không đối với hãng này đến hết ngày 31/12/2014, sau khi hãng gửi kế hoạch sẽ bay lại vào năm 2015 lên Cục Hàng không - Bộ Giao thông Vận tải. 
 
Sau khi hết thời gian gia hạn giấy phép vào ngày 31/12/2014, Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải hủy giấy phép bay của Air Mekong và đã được chấp thuận. Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay Air Mekong không đủ các điều kiện để duy trì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo quy định.
 
Theo nhiều nguồn tin, ban đầu, việc kinh doanh hàng không xuất phát từ nhu cầu thường xuyên đi lại của ông Việt và cũng bởi vì ông từng học ngành hàng không. Ngoài ra, nhận thấy nhu cầu và những mảng thị trường còn trống nên ông Việt đã quyết định đầu tư mở hãng hàng không.
 
Ban đầu, Air Mekong nhắm đến những thị trường ngách, bay đến vùng hải đảo, Tây Nguyên. Thời điểm đầu, ông Việt từng nhận định, hàng không lại những cơ hội mới cho các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng của BIM và nhiều nguồn lợi khác mà người ngoài không thể nhìn thấy. 
 
Song sau thời gian hoạt động, kinh doanh hàng không lỗ lớn khiến ông Việt phải cho dừng bay để thực hiện "tái cấu trúc". Trong đó có việc thay đổi loại máy bay. 
 

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt lui về hậu trường, ai là người kế nghiệp?

 
Trải qua nhiều khó khăn thử thách, sau 25 năm hình thành và phát triển, tập đoàn do ông Việt dẫn dắt vẫn đứng đầu trên thị trường khi sở hữu đến 5,6 triệu m2 quỹ đất. Tập trung chủ yếu ở thị trường phía Bắc. BIM Group có 21 công ty con, là đối tác ưu tiên của nhiều tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới. 
 
Hiện nay, ông Việt đã lui về hậu trường, vắng mặt ở hầu hết các hoạt động truyền thông của tập đoàn. Quyền điều hành BIM Group được chuyển giao cho con trai ông là Đoàn Quốc Huy. Người này có nhiều năm kinh nghiệm nắm giữ các vị trí chủ chốt của công ty.
 
Ông Đoàn Quốc Huy trở thành "thế hệ thứ hai" bắt đầu gánh vác sứ mệnh giữ vững và phát triển tập đoàn BIM Group trong giai đoạn mới. Ông Huy từng tốt nghiệp loại ưu ở trường đại học có tiếng tại Mỹ.
 
Ông chủ BIM Group Đoàn Quốc Việt sinh năm bao nhiêu?
Ông Đoàn Quốc Huy là thế hệ thứ 2 điều hành BIM Group
 
Trong hầu hết những lần hiếm hoi xuất hiện trên báo chí, ông Huy đều cho những hoài bão, khát vọng không chỉ cho riêng mình, mà còn là cả một thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đầy năng lượng, trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay.
 
"Tôi tự cho mình là may mắn,được sinh ra trong gia đình có điều kiện, có cơ hội được làm việc, được gặp nhiều người giỏi. Khi mình đã may mắn như vậy rồi mà không biết tận dụng thì quá phí...", ông Huy từng chia sẻ. 
 
Sau thất bại với Air Mekong, Đoàn Quốc Huy đang đưa BIM Group tập trung nguồn lực tối đa vào những mảng kinh doanh cốt lõi, và phát triển “thần tốc” trong cả 3 ngành nghề gồm: Ngành nông nghiệp; ngành thương mại - dịch vụ; bất động sản. 
 
Trong đó bất động sản được xem là chiến lược cốt lõi của BIM Group vì đã mang lại thành công nhất định trong thời gian vừa qua. Tập đoàn sẽ đẩy mạnh các dự án ở Phú Quốc và Quảng Ninh.
 
Ngoài ra, hồi đầu năm 2019, Tập đoàn BIM Group chính thức khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MWP tại NInh Thuận, đây sẽ là cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tính tới thời điểm hiện tại.
 
 
Hương Quỳnh