Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: 10 năm xây dựng và phát triển

10:21 | 02/01/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Công ty Phát triển Thủy điện Sê San là thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 29/1/2010, kể từ khi đi vào vận hành đến nay đã sản xuất và đưa vào lưới điện quốc gia gần 15 tỷ kwh.

Công ty được giao quản lý Nhà máy thủy điện Sê San 4 là nhà máy thủy điện đa mục tiêu trên dòng sông Sê San, với nhiệm vụ chính là: Sản xuất điện năng với 03 tổ máy có công suất 360 MW, điện lượng trung bình hằng năm khoảng 1,4 tỷ kWh; điều tiết điều hòa dòng chảy trong mùa khô cho khu vực hạ lưu (bao gồm cả phía Việt Nam và Campuchia); vận hành điều tiết hồ chứa, cắt giảm lũ nhằm đảm bảo an toàn hạ du trong mùa mưa lũ; bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, công trình

Ông Hồ Trung Đông, Giám đốc Công ty cho biết: Mười năm qua, Công ty đã tổ chức vận hành 3 tổ máy an toàn, liên tục, hiệu quả đáp ứng phương thức huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia; đóng góp lớn vào việc đảm bảo điện năng cho Quốc gia. Kết quả sản xuất điện năng, các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật như: Tỉ lệ điện tự dùng, tỉ lệ dừng máy do sự cố, hệ số khả dụng trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2014 đến nay đều đạt và vượt kế hoạch do EVN giao.

Từ năm 2010 đến nay Công ty đã thực hiện 189 hạng mục sửa chữa lớn. Kết quả sửa chữa đảm bảo chất lượng và luôn vượt tiến độ, các tổ máy và các hạng mục thiết bị công nghệ vận hành an toàn, hiệu quả. Bên cạnh công tác sửa chữa lớn, Công ty đã theo dõi, phát hiện và xử lý triệt để 3.640 tồn tại, khiếm khuyết thiết bị, công trình trong quá trình vận hành.

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: 10 năm xây dựng và phát triển - ảnh 1
 Công ty Phát triển Thủy điện Sê San.
Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị, công trình thủy công và kiến trúc công trình, Công ty đã thực hiện việc ký kết 408 hợp đồng mua sắm thiết bị phục vụ sửa chữa lớn, hợp đồng xây dựng; hợp đồng tư vấn (trong đó việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, xây dựng tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu). Công tác cung ứng vật tư thiết bị kịp thời đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, xử lý khiếm khuyết thiết bị trong quá trình vận hành.
Là nhà máy cuối nằm trên dòng Sê San tiếp giáp với nước bạn Campuchia, nên cùng với việc phải đảm bảo việc sản xuất điện, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia, Nhà máy còn có nhiệm vụ giữ an toàn hồ, đập và đảm bảo ổn định dòng chảy, an toàn dân sinh cho vùng hạ du. Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác điều tiết hồ chứa, CBCNV thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Plei Krông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A ban hành theo Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 12/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Sê San 4 ban hành theo Quyết định số 4834/QĐ-BCT ngày 30/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Sê San 4A ban hành theo Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 09/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San ban hành theo Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 17/7/2014.
Hằng năm, Công ty thực hiện việc lập và trình duyệt kế hoạch phòng chống lụt bão, hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác phòng chống lụt bão; lập phương án và tổ chức diễn tập các phương án phòng chống lụt bão đạt yêu cầu.
Do thực hiện tốt công tác điều tiết hồ chứa và phòng chống lụt bão, nên đến nay trải qua 9 mùa mưa lũ, Công ty không bị thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn các công trình hồ, đập, nhà máy, an toàn cho nhân dân vùng hạ du.
Công ty đã tổ chức kiểm tra, giám sát công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đúng quy định, đặc biệt là trong công tác giám sát xử lý kịp thời các sự cố, tồn tại khiếm khuyết thiết bị.
Từ ngày đầu thành lập đến nay, Công ty đã tổ chức biên soạn 239 quy trình, quy định và chỉ dẫn kỹ thuật đáp ứng đầy đủ tài liệu quản lý, vận hành, sửa chữa thiết bị, công trình.
Công ty đã triển khai bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Nhà máy và các hoạt động của Công ty, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào khu vực quản lý của Công ty. Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các đơn vị công an, biên phòng trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho Nhà máy được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian qua không để xảy ra hiện tượng mất an ninh trật tự nào tại địa bàn do Công ty quản lý.
Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với cơ quan Công an quản lý vũ khí, chất nổ, chất độc, chất cháy. Định kỳ hằng tháng, Công ty tự tổ chức kiểm tra các phương tiện PCCC nhằm kịp thời sửa chữa, thay thế các trang bị không đạt yêu cầu, đảm bảo các phương tiện PCCC luôn ở trong tình trạng sẵn sàng khi có tình huống xảy ra. Bố trí lực lượng, xe chữa cháy trực chiến 24/24h tại Nhà máy. Tính đến nay, Công ty đã có 81 ý tưởng cải tiến trong công tác quản lý và cải cách hành chính được công nhận. Nhiều ý tưởng cải cách hành chính đã được đưa vào áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: 10 năm xây dựng và phát triển - ảnh 2
 Bên trong Nhà máy Thủy điện Sê San.
Thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong những năm qua, Công ty đã rà soát lại toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng, điện phục vụ sản xuất, cắt giảm điện chiếu sáng và bảo vệ ở những nơi không cần thiết; thay thế đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact hoặc bóng huỳnh quang có công suất thấp để giảm mức tiêu hao điện. Đồng thời, ban hành quy định tiết kiệm điện và định kỳ kiểm tra việc thực hiện. Do đó, tỷ lệ điện tự dùng của Công ty hàng năm đều giảm so với kế hoạch EVN giao.
Nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các mặt hoạt động nên hằng năm Công ty đều tiết kiệm được khoảng 10% các khoản chi phí so với kế hoạch EVN giao.
Cùng với đó,  hằng năm, Công ty  đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum tổ chức đo các thông số môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bụi, độ rung, ồn chung, ồn giải tần, điện từ trường và hơi khí độc,...) và  lập danh sách các điểm nguy cơ phát sinh các yếu tố ô nhiễm môi trường, có kế hoạch thực hiện cải thiện điều kiện lao động và lập hệ thống cảnh báo an toàn cho người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo đúng quy định, đúng đối tượng.
Công ty thực hiện cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho người lao động và sử dụng đúng quy định như: quần áo, mũ, găng tay, giày chống trượt, giày cách điện, nút tai chống ồn, khẩu trang,...
Trong mười năm qua, Công ty đã tổ chức 13 đợt huấn luyện ATVSLĐ cho 688 lượt người thuộc các nhóm đối tượng phải huấn luyện về ATVSLĐ; tổ chức 10 đợt huấn luyện an toàn điện cho 853 lượt người là CBCNV trực tiếp làm việc, đảm bảo 100%  CBCNV đều được bồi huấn, kiểm tra các quy định về an toàn đạt yêu cầu trước khi bố trí làm việc. Kết quả trong những năm qua không có xảy ra bất kỳ vụ tai nạn lao động, cháy nổ nào tại khu vực Công ty quản lý.
Thực hiện đúng và đầy đủ quy định về đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường, Công ty đã lắp đặt 2 nhà kính tại các vị trí trực vận hành để giảm tiếng ồn và nhiệt độ, xây dựng 01 kho chứa chất thải độc hại 60m2. Các chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường đều được đưa về kho chất thải và quản lý đúng quy định của EVN và Nhà nước.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng công việc, trong những năm qua, Công ty tiếp tục áp dụng và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 9001:2015; hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; áp dụng hiệu quả công cụ cải tiến năng suất Kaizen-5S trong công việc; áp dụng đồng bộ các phần mềm dùng chung trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam như: ERP, PMIS, E-Office, HRMS và KPI. Qua đó đã tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và có động lực cho người lao động.
Công ty cũng làm tốt công tác xã hội như trích từ các quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ tương trợ xã hội và tổ chức nhiều đợt vận động CNVC-LĐ trích tiền lương quyên góp để ủng hộ địa phương 02 xã thuộc khu vực nhà máy đứng chân (gồm xã IaO, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai và xã Ia Tơi, huyện IaH’drai, tỉnh Kon Tum); ủng hộ đồng bào bị bão lụt, ủng hộ xây dựng trường học và làm sân trường cho học sinh tại điểm trường thôn 9, xã Ia Tơi, huyện IaH’drai, ủng hộ người dân nghèo tại xã IaO, huyện IaGrai; tặng quà cho người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa bàn nơi Công ty đóng chân; ủng hộ trẻ em khuyết tật tỉnh Gia Lai; tặng quà cho học sinh tiểu học xã IaO, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai; tặng quà cho bệnh nhân phong xã IaO, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai, ủng hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hoạt động thiện nguyện khác với tổng số tiền ủng hộ từ năm 2010 đến 2018 là hơn 10 tỷ đồng; trong đó đặc biệt là Công ty đã thực hiện cung cấp việc lắp đặt thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế huyện IaH’drai, tỉnh Kon Tum với số tiền 5,59 tỷ đồng.
Năm 2020, tất cả các tổ máy của nhà máy đã sẵn sàng để nhận lệnh sảng xuất từ trung tâm điều độ quốc gia A0.