Đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho nền kinh tế sau dịch COVID-19
Phiên thảo luận diễn ra với sự bàn bạc, góp ý của các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nổi trội của năm nay.
Cụ thể, nhiều vị đã đưa đề xuất Chính phủ tăng cường gói hỗ trợ mới, đồng thời khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành nhằm cung cấp "oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối” bởi đại dịch COVID-19.
Theo đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) - Chủ tịch Tập đoàn Dabaco đưa ra vấn đề rằng nhiều chính sách đã ban hành trong thời gian qua chưa bao quát hết các nhóm đối tượng. Để tiếp cận gói chính sách hỗ trợ thì phải trải qua nhiều khó khăn, tỷ lệ hưởng thụ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp sản lượng giảm nhưng doanh thu vẫn cao hơn so với những năm trước.
Lợi nhuận âm do giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu vận chuyển, chi phí tiếp tục có xu hướng tăng cao gây gánh nặng chi phí vừa sản xuất, vừa chống dịch lại không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ. Đáng chú ý, ông So cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phải đóng cửa do dịch bệnh như khách sạn, nhà hàng thì việc miễn, giảm thu nhập doanh nghiệp trong khu vực này thực sự là không có ý nghĩa.
Do đó, ông So đề xuất rằng cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Bên cạnh đó “Cần tối giản, rút gọn các thủ tục rườm rà, nhanh chóng giải ngân, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận”, ông nói.
Ông So cũng đề xuất nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Việt Nam còn nhiều dư địa để nghiên cứu đưa ra các gói kích thích đủ lớn bằng việc nâng trần nợ công nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu vĩ mô.
Một bài toán nữa mà các cơ quan có thẩm quyền cần phải giải là mở rộng thị trường nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi phát triển. Theo Chủ tịch Tập đoàn Dabaco, đây là vấn đề sống còn trong phát triển kinh tế.
Hiện tại, do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài khiến cho nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương. Do đó cần phải có chính sách đột phá nhằm ổn định phát triển thị trường nội địa, đa dạng hóa thị trường quốc tế, mở rộng môi trường xuất khẩu mới có tiềm năng tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại trực tuyến gắn với chuyển đổi số. Xây dựng Trung tâm quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam.
Đồng quan điểm là các đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) và Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đều cho rằng cần nhanh chóng ban hành những gói kích thích kinh tế hợp lý hỗ trợ trực tiếp hiệu quả doanh nghiệp. Doanh nghiệp là linh hồn của nền kinh tế nhưng các đại biểu cho rằng thực tế sự quan tâm thời gian qua vẫn còn chưa đủ. Nếu doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường sẽ để lại nhiều hệ lụy như nhiều việc làm bị mất đi.
Một vấn đề đáng quan tâm khác được nêu ra trong buổi làm việc là cải cách thủ tục hành chính.
ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) đưa ra vấn đề: Mặc dù việc thực hiện các gói hỗ trợ tài chính hiện nay rất cấp bách nhưng ông vẫn tha thiết đề nghị các cơ quan chức năg không thể lơ là. Nhiệm vụ trọng tâm của vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh các cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để phát huy được sức mạnh toàn dân để nền kinh tế nước ta không lỡ nhịp với bạn bè quốc tế.
Ông Nguyễn Như So cũng cho rằng sớm làm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xóa bỏ rào cản định kiến, tạo chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Tinh gọn bộ máy hành chính là điều kiện chủ chốt giúp các doanh nghiệp rút gọn các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí nguồn lực. Tuy nhiên, tinh gọn bộ máy không được máy móc cơ học và nóng vội.
Một số vấn đề đáng chú ý tại buổi làm việc hôm 8/11 cũng được các đại biểu nêu ra trước Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) phát biểu rằng Chính phủ cần tiếp tục hiện thực hóa chủ trương quy hoạch liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, nhanh chóng thúc tiến độ các dự án thủy lợi, công trình cống đập, chống sạt lở bờ sông kết hợp với ngăn mặn, trữ nước ngọt...
Còn ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu ra ý kiến về việc rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện thật hiệu quả các chính sách đã ban hành. Những tháng còn lại của năm 2021 kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cần sớm ban hành gói hỗ trợ phục hồi sản xuất trong điều kiện bình thường mới.
Đồng thời, ông Huy nêu ra ý kiến cần có những giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động quay trở lại nơi làm việc tại các khu công nghiệp, thành phố lớn để khôi phục năng lực sản xuất...