Đại gia ngành ô tô nào đang thống lĩnh thị trường xe Việt?
Theo thị phần, Thaco tiếp tục là doanh nghiệp ô tô có thị phần lớn nhất với 34,8%. Tiếp sau là các thương hiệu đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi.
Đại gia nào đang áp đảo thị phần ô tô Việt?
Dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ô tô trong nửa đầu năm 2020, khiến doanh số bán hàng của các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 102.720 chiếc.
Theo thị phần, Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) tiếp tục là công ty có thị phần lớn nhất với 34,8%. Tiếp sau là các thương hiệu đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi.
Thaco tiếp tục là doanh nghiệp ô tô có thị phần lớn nhất gần 35%
Trong đó, thị phần Mitsubishi tiếp tục tăng trưởng nhờ sự ưa chuộng của người mua với mẫu xe Mitsubishi Xpander. Ford - đơn vị “thống lĩnh” phân khúc xe bán tải - đứng ở vị trí thứ 5 với 8,8%.
Thông thường, các công ty lớn sẽ có lợi thế về giá thành sản xuất nhờ quy mô lớn, giúp giá bán phù hợp với túi tiền của người mua hơn. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty nhỏ.
Tính chung sau 10 tháng đầu năm 2020, ngành ô tô ghi nhận sụt giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái về lượng xe tiêu thụ, chỉ đạt 204.144 chiếc. Doanh số xe từ tháng 7 đến tháng 10/2020 đạt 104.424 chiếc, tăng 1% so với khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 của năm 2019.
Với những chính sách hỗ trợ như giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và áp thuế nhập khẩu 0% với nguyên liệu, linh kiện, vật tư trong nước chưa sản xuất được giúp giảm chi phí mua xe, khôi phục nhu cầu của người dân.
Các chính sách nêu trên đồng thời đã kích cầu xe du lịch nên doanh số từ tháng 7 đến tháng 10 đã tăng 3,1%, lên 77.022 chiếc. Đà giảm doanh số xe thương mại và xe đặc chủng đã chậm lại khi hết giãn cách xã hội và nền kinh tế tăng trưởng trở lại từ quý 3/2020.
Thaco nằm trong top các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019
Theo nguồn gốc xuất xứ, từ tháng 7 đến tháng 10, trong khi lượng xe lắp ráp trong nước bán ra tăng 10,8% (đạt 68.066 chiếc), doanh số xe nhập khẩu tiếp tục giảm 14,8% (còn 37.160 chiếc).
Trong báo cáo mới nhất về ngành xe hơi và phụ tùng, bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường ô tô còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Cơ hội cho thị trường đến từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đáng chú ý là kể từ ngày 10/7/2020, Nghị định 57/2020/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đạt chuẩn (hiện có 9 đơn vị như Toyota, Thaco, TC Motor, Hyundai,…) được hưởng thuế nhập khẩu 0% đối với nguyên liệu, linh kiện, vật tư trong nước chưa sản xuất được.
Điều này giúp chi phí sản xuất giảm 2%-5%, hỗ trợ giảm giá bán và kích thích nhu cầu mua xe của người dân. Ngoài ra, Chính phủ đang xem xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt những linh kiện đã được nội địa hóa (hiện mức thuế cao khiến chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực từ 10-20%), đồng thời hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, tiềm năng tăng trưởng của thị trường dựa trên 3 yếu tố gồm: quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu người và số lượng xe trên 1.000 dân.
Theo công ty khảo sát BMI, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sở hữu xe ô tô thấp trong khu vực với chỉ 23 xe/1.000 dân. Do đó, dự báo doanh số xe năm 2021 trở đi sẽ đạt trên 500.000 xe (tăng 25% so với năm 2019).
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cải thiện sẽ kích thích nhu cầu sử dụng xe ô tô. Bộ GTVT dự kiến sẽ có 48 dự án giao thông được khởi công và hoàn thành trong năm 2020, cao nhất trong vòng 4 năm qua. Ngoài ra, các tuyến metro nội đô của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm đưa vào sử dụng trong năm 2021 sẽ giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sở hữu xe ô tô thấp trong khu vực với chỉ 23 xe/1.000 dân
Điều quan trọng là 9 tháng đầu năm nay, dịch bệnh đã làm hạn chế nguồn cung trong và ngoài nước, các nhà máy trong nước phải đóng cửa đợt giãn cách xã hội tháng 4, khó khăn trong việc nhập khẩu linh kiện, phụ kiện và sản xuất Thái Lan sụt giảm khiến cung xe nhập khẩu giảm, nên ước tính số xe tiêu thụ đã vượt tổng nguồn cung. Qua quý 4, dự kiến tổng cung đạt 127.000 chiếc, tổng cầu đạt 122.000 chiếc, nên năm 2020 tồn kho không đáng kể.
Tuy nhiên, VDSC cũng chỉ ra những thách thức đang chờ đợi các nhà sản xuất, phân phối trong nước khi phải cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Hiện cả nước có khoảng 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 10%-15%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia (70%). Điều này khiến giá thành ô tô sản xuất tại Việt Nam cao hơn 10%-20%, làm giảm tính cạnh tranh so với các mẫu xe nhập khẩu.
Việt Nam đang đứng thứ 15 thế giới về dân số với tổng số dân hiện tại ở mức 97,6 triệu người và đến năm 2025 dự kiến sẽ đạt 101,1 triệu người. GDP bình quân đầu người năm 2019 ở mức USD 2.590 nên dự kiến sẽ sớm vượt mức USD 3.000 trong vài năm tới, khi đó xu thế ô tô hóa sẽ diễn ra và tiến tới tỷ lệ 50 xe/1.000 dân (thường khi mức GDP bình quân của 1 quốc gia vượt mốc USD 3.000, tỷ lệ tăng trưởng ngành ô tô sẽ cao hơn).
Hyundai vẫn là thương hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất
Lượng ô tô sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh nhờ giảm lệ phí trước bạ
Kể từ cuối tháng 6, Chính phủ đã quyết định cắt giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tái sản xuất. Đồng thời, kích thích nhu cầu mua các sản phẩm xe lắp ráp hoàn toàn trong nước.
Sau động thái này, theo thống kê của VAMA, sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7 và tháng 8 tăng mạnh, chiếm 64,8% tổng sản lượng so với mức trung bình 62% trước khi Chính phủ kích cầu.
Chứng khoán Bảo Việt cho biết, nhờ vào việc gia tăng tỉ trọng xe sản xuất trong nước có thể giúp doanh nghiệp mở rộng biên lợi nhuận gộp, các nhà sản xuất và đại lí ô tô có thể giảm giá nhằm giảm lượng hàng tồn kho trong bối cảnh thị trường chuyển biến chậm chạm, khiến doanh thu có thể được cải thiện.
Với diễn biến này, theo Chứng khoán Bảo Việt, các doanh nghiệp có sản phẩm lắp ráp, sản xuất trong nước như Hyundai, Thaco, Toyota và VinFast sẽ trực tiếp được hưởng lợi nhờ danh mục xe đa dạng.
Ô tô thương hiệu nào được người Việt mua nhiều nhất nửa đầu năm 2020?
Các mẫu mã ô tô thuộc thương hiệu Hyundai vẫn được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, người Việt dã mua sắm tổng cộng 28.014 xe Hyundai các loại, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả này vẫn giúp Hyundai dẫn đầu thị trường Việt Nam sau nửa chặng đau doanh số của năm 2020. Đồng hương của Hyundai là KIA do THACO lắp ráp phân phối cũng được người tiêu dùng ủng hộ với doanh số đạt 2.553 xe, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
10 thương hiệu ô tô bán nhiều xe nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2020
Xếp sau Hyundai nhưng đứng trên KIA là hai thương hiệu ô tô Nhật Bản – Toyota và Honda. Trong đó, Toyota bán ra tổng cộng 25.177 xe trong 6 tháng đầu năm 2020, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Mẫu Vios chiếm hơn 11.000 xe. Honda với bước tiến mạnh mẽ trong tháng 6 đã vươn lên xếp thứ 3 với 12.035 xe, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó mẫu Honda City chiếm hơn 4.000 xe.
Ở nửa cuối bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán nhiều xe nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2020, Mazda xếp thứ 10.549 xe với 10.549 xe, giảm 39%. Trong khi đó, Ford là hãng xe có mức sụt giảm doanh số cao nhất với chỉ 8.420 xe bán ra, giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Isuzu và Suzuki là 2 thương hiệu ô tô duy nhất duy trì đà tăng trưởng doanh số so với năm ngoái, nhưng mức tăng cũng chỉ 2%.
THACO nằm trong top các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019
Hải Yến