Đại học Bách khoa TPHCM, Siemens phát triển Phòng thí nghiệm công ngiệp 4.0

10:09 | 24/01/2019 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Đại học Bách khoa TPHCM vừa lựa chọn Siemens là đối tác công nghệ cho chương trình hợp tác nhằm phát triển Phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0.

Đại học Bách khoa TPHCM, Siemens phát triển Phòng thí nghiệm công ngiệp 4.0 - ảnh 1
Siemens trao tặng bản quyền phần mềm thuộc bộ phần mềm Tự động hóa tích hợp toàn diện. (Nguồn: Vietnam+) 
Chương trình hợp tác này sẽ tận dụng chuyên môn của Siemens để củng cố chương trình giảng dạy của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ.

Là một phần của thỏa thuận, cả hai bên sẽ cùng hợp tác để phân tích và đánh giá chương trình giảng dạy hiện tại so với quy chuẩn của giáo trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công nghệ năng lượng, từ đó phát triển những khóa đào tạo mới nhằm bổ trợ và nâng cao các chương trình hiện tại của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh mục sản phẩm Bản sao kỹ thuật số và chuyên môn về tự động hóa, truyền động, và các công nghệ năng lượng của Siemens sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập phòng thí nghiệm Công nghiệp 4.0, bao gồm: giải pháp tự động hóa tích hợp toàn diện, phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), công nghệ số hóa cho các nhà máy và sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Bằng cách triển khai các giải pháp của Siemens tại Phòng thí nghiệm hiện đại của trường, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh có thể giới thiệu bộ phần mềm và dịch vụ hoàn chỉnh của Siemens ở phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0.

Với đầy đủ các giải pháp, phòng thí nghiệm này sẽ hỗ trợ việc thử nghiệm y tưởng (POC) và minh họa những biến đổi mà việc số hóa toàn doanh nghiệp có thể mang lại cho ngành sản xuất toàn cầu.

Mục tiêu của phòng thí nghiệm này là mang lại cho sinh viên và ngành công nghiệp một môi trường độc đáo để xây dựng và thử nghiệm các giải pháp số hóa thông qua việc sử dụng các công nghệ phần mềm tiên tiến nhất thế giới như phần mềm PLM, Sản xuất kỹ thuật số, phần mềm Quản lý hoạt động sản xuất (MOM), và Giải pháp quản lý chất lượng.

Đáng chú ý, với việc Siemens nắm giữ những công nghệ quản lý hàng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo ôtô, trước  đó, công nghệ Siemens đã được VinFast sử dụng để cho ra đời các thế hệ xe kế tiếp.

Đại học Bách khoa TPHCM, Siemens phát triển Phòng thí nghiệm công ngiệp 4.0 - ảnh 2
Siemens nắm giữ những công nghệ quản lý hàng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Nguồn: Internet.
Hãng xe hơi VinFast đã lựa chọn bộ Phần mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm (PLM) của tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Đức Siemens, qua đó có thể phát triển kế hoạch thiết kế các đời xe thế hệ tiếp theo. Siemens hiện cung cấp trọn gói giải pháp số hóa cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất ôtô của nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM), có thể giúp VinFast đạt được mục tiêu tạo ra thương hiệu ôtô và xe máy điện đầu tiên của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và sản xuất nội địa.

Chia sẻ về quan hệ hợp tác giữa Siemens và VinFast, ông Alex Teo, Giám đốc điều hành và Phó Chủ tịch bộ phận Phần mềm PLM Siemens khu vực Đông Nam Á từng cho rằng: “Bộ phận Phần mềm PLM Siemens tự hào với việc thiết lập quan hệ đối tác tốt đẹp với VinFast trong dự án sản xuất xe ô tô đầu tiên của Việt Nam và hỗ trợ VinFast tăng tốc chu trình sáng tạo của họ. Danh mục sản phẩm rộng của Siemens mà VinFast lựa chọn để ứng dụng là minh chứng cho sự tin tưởng mà khách hàng dành cho năng lực đã được kiểm chứng của chúng tôi trong việc đưa những sản phẩm từ thế giới ảo ra thế giới thực”.