Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Theo đó, báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nên nhiều đơn vị Kiểm toán Nhà nước không kiểm tra trực tiếp theo dự kiến. Trong 4 tháng còn lại của năm 2021, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm 2022 theo Luật - Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết.
Cụ thể hơn, hoạt động trong 8 tháng đầu năm ghi nhận 37 đoàn kiểm toán đang thực hiện kiểm toán phải tạm dừng thực hiện, 7 đoàn kiểm toán đã có kế hoạch kiểm toán nhưng hoãn triển khai, 7 đoàn kiểm toán đề xuất không thực hiện trong năm 2021 và 25 đoàn kiểm toán điều chỉnh giảm thời gian kiểm toán so với phương án được duyệt; 38 đoàn kiểm toán có điều chỉnh đầu mối so với phương án được duyệt.
Tính đến 31/8/2021, toàn ngành đã triển khai 144/211 đoàn, kết thúc 108 đoàn (đạt 51% so với kế hoạch), phát hành 83 báo cáo kiểm toán.
Trong năm 2021, ngành kiểm toán cũng chưa thực hiện đối với ngành y tế, công an, Bộ Chỉ huy quân sự tại ở các địa phương bị dịch. Các đơn vị chủ động rà soát các cuộc kiểm toán đang triển khai hoặc dự kiến triển khai để có phương án điều chỉnh theo hướng cắt giảm thời gian và quy mô (đầu mối kiểm toán, đối chiếu), lùi hoặc hoán đổi thời gian triển khai các cuộc kiểm toán tại các tỉnh thành vẫn chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
Về các kết quả đạt được, Kiểm toán Nhà nước cho biết đến 31/8/2021 với 91 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã trình kiến nghị xử lý tài chính 52.095 tỷ đồng (tăng thu NSNN 6.676 tỷ đồng, giảm chi NSNN 6.103 tỷ đồng và kiến nghị khác 39.316 tỷ đồng).
Từ kết quả kiểm toán, cơ quan này đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật không phù hợp kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với từng sai phạm. KTNN cũng đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 1 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. Cụ thể là đã chuyển điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết.
Trong 8 tháng đầu năm thì kết quả thực hiện kiến nghị cho thấy đã đạt 49,9% số kiến nghị, thấp hơn cùng kỳ năm trước (55,9%) và 30.834 tỷ đồng.
Sai phạm nhiều nhưng chuyển sang cơ quan điều tra lại ít?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Hoàng Thanh Tùng cho biết, dựa vào những thông số trong báo cáo thì khối lượng công việc còn lại (49%) của KTNN trong 4 tháng cuối năm là rất lớn. Ông Tùng đề nghị Kiểm toán Nhà nước đánh giá thêm về khả năng hoàn thành kế hoạch công việc đã đề ra.
Đặc biệt, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội - Lê Thị Nga đề xuất cần công khai những đơn vị không thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Lý do là bởi báo cáo thẩm tra chuyển cơ quan điều tra là 5 vụ việc trong khi KTNN chỉ thực hiện chuyển 1 vụ việc.
Bà Nga cũng thẳng thắn đặt câu hỏi: "Cho dù 01 vụ hay 05 vụ, tôi thấy rằng vụ việc chuyển cho cơ quan điều tra ít, có biểu hiện thiên về xử lý hành chính, cũng như biểu hiện nương nhẹ. Tại sao sai phạm thì nhiều mà chuyển cơ quan điều tra lại ít?”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán. “Tôi theo dõi có những đơn vị vừa kiểm toán đến làm việc, vừa thanh tra làm việc… trong thời gian gần sát nhau”, bà Nga chỉ ra.
Cần quyết liệt hơn trong hoạt động kiểm toán
Đó là những lời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi cho ý kiến, lưu ý về công tác kiểm toán. Ông muốn ngành phải làm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và sắc sảo hơn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề phát hiện trong kiểm toán thì Chủ tịch Quốc hội đề nghị mạnh dạn chấn chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.
Vấn đề khác cũng được nhắc tới câu chuyện công khai trong hoạt động kiểm toán, thời gian gần đây hoạt động này chưa đạt kỳ vọng. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là vũ khí quan trọng của kiểm toán để siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách; thông qua đó, người dân và xã hội giám sát trở lại hoạt động kiểm toán, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Về kế hoạch kiểm toán trong năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị mục tiêu kiểm toán chung cần tăng cường củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, đặt lên hàng đầu; đảm bảo kỷ luật kỷ cương về tài chính ngân sách; việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; đảm bảo an toàn, bền vững của nợ công... Ngoài ra, cần chú trọng thêm việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, cần xem xét mục đích để sử dụng hiệu quả.
Cuối cùng, người đứng đầu Quốc hội đề nghị chú trọng kiểm toán tại công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Trung ương và địa phương. Chú ý tới nhiệm vụ trọng điểm kiểm toán năm 2022 đối với việc đánh giá việc thực thi, chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp…