“Gã khổng lồ ngủ quên” ShopeePay tăng tốc quay trở lại đường đua thương mại điện tử
Theo một nghiên cứu gần đây của Ipsos, ShopeePay đang chiếm 29% thị phần theo số lượng giao dịch và 32% thị phần theo giá trị thanh toán (TPV) ở Indonesia, thậm chí đang dẫn đầu trong những nghiên cứu khác.
ShopeePay tăng tốc quay trở lại đường đua thương mại điện tử
Kể từ khi thành lập vào năm 2015, Shopee đã trở thành trang thương mại điện tử (TMĐT) được nhiều người dùng ghé thăm nhất tại Đông Nam Á. Theo một báo cáo hiện tại của iPrice, Shopee đứng đầu danh mục lượt tải và hoạt động trung bình hàng tháng của người dùng trong khu vực.
ShopeePay tăng tốc quay trở lại đường đua thương mại điện tử
Theo một nghiên cứu gần đây của Ipsos, ShopeePay đang chiếm 29% thị phần theo số lượng giao dịch và 32% thị phần theo giá trị thanh toán (TPV) ở Indonesia. Một nghiên cứu tương tự từ MarkPlus và Snapcart cũng đưa ShopeePay lên vị trí dẫn đầu.
Dù vậy, nhiều chuyên gia khẳng định các kết quả của Ipsos, dù có mẫu lên tới 1.000 người, không đủ để thể hiện bức tranh toàn cảnh. Ngân hàng trung ương Indonesia khẳng định giá trị giao dịch ví điện tử hàng tháng có thể chạm mốc 1,3 tỷ USD trong tháng 10, tương đương tăng trưởng 6% mỗi tháng.
Tương đồng với những gì người dùng ShopeePay chia sẻ, Sea thừa nhận giảm giá và khuyến mại là một trong những lí do lớn nhất thúc đẩy sự phát triển của ví di động ở Indonesia, thị trường lớn nhất tại Đông Nam Á.
Sea dùng khá nhiều chi phí cho bán hàng và marketing nhưng không liên quan đến Shopee hay mảng trò chơi Garena. Vì thế, TechInAsia dự đoán không ít ngân sách dành cho ShopeePay. Con số đã lên tới 118,5 triệu USD trong quý III/ 2020, tăng lên từ 28,9 triệu USD của năm 2019.
ShopeePay đang đứng đầu tại Indonesia theo nghiên cứu từ MarkPlus và Snapcart
Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm lạc quan cho rằng lợi nhuận của Garena có thể tạo tiền đề và thúc đẩy cho sự tăng trưởng của Shopee và ShopeePay.
Tuy nhiên, các đối thủ của ShopeePay cũng không đứng yên. Grab mới đây dẫn dắt vòng đầu tư series B trị giá 100 triệu USD cho ví điện tử LinkAja. Cùng lúc, đàm phán sáp nhập giữa Ovo và Dana vẫn chưa ngã ngũ. Ông Andre Soelistyo, đồng CEO Gojek, cũng tự mình lãnh đạo GoPay.
Vậy người khổng lồ đang ngủ quên của Shopee sẽ tấn công như thế nào trong khi đối thủ của họ chiến đấu?
Đánh thức gã khổng lồ đang ngủ quên
Hồi quý IV/2019, Sea Group thực hiện tái cơ cấu bằng cách gộp tất cả các dịch vụ tài chính số về SeaMoney. Đây là bằng chứng cho thấy Sea Group đã thực sự nghiêm túc với mảng dịch vụ tiềm năng này. Chris Feng, CEO Shopee cũng đồng thời là CEO của SeaMoney.
Ước đoán thị phần ví điện tử ở Indonesia. Nguồn: Ipsos/Bank Indonesia/TechInAsia
Sea Group có thể hấp thụ các khoản lỗ thông qua lợi nhuận từ Garena. Chỉ số EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) điều chỉnh của Sea đã dương từ quí 2/2020. Nếu xu hướng duy trì, SeaMoney vẫn sẽ có "nhiên liệu" để tăng trưởng trong thời gian dài hơn và thu hút nhiều người dùng hơn.
Sea Group hiện đang có 3,5 tỷ USD tài sản dưới dạng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt. Nó nhiều hơn số tiền đầu tư mà các đối thủ như Grab, Gojek hay Tokopedia nhận trong 12 tháng qua.
SeaMoney hiện đang cung cấp dịch vụ ví điện tử, dịch vụ xử lí thanh toán, thẻ tín dụng điện tử và một số dịch vụ tài chính khác thông qua những thương hiệu như AirPay, ShopeePay, và ShopeePay Later.
Indonesia hiện vẫn là thị trường lớn nhất của Shopee cũng như ShopeePay. Đây cũng là thị trường đầu tiên Sea Group tích hợp ShopeePay vào mảng thương mại điện tử. Hồi quý 2/2020, 45% giao dịch của Shopee thực hiện thông qua ví điện tử của Sea.
Mảng dịch vụ tài chính số của Sea (SeaMoney) và các mảng khác. Nguồn: Sea/TechInAsia
Báo cáo mới của Google, Temasek, và Bain & Company nhận định thương mại điện tử và thanh toán là hai trong số một vài lĩnh vực tăng trưởng do đại dịch. Nhờ đó, Sea Group có thể kì vọng có thêm nhiều người dùng đến với Shopee hơn. Nhóm người dùng này hoàn toàn có thể trở thành người dùng ShopeePay sau đó.
Dù vậy, các đối thủ của ShopeePay cũng không đơn giản. Gojek mới đây cho biết tổng giá trị giao dịch các mảng liên quan đến thanh toán của nó đã vượt qua mức trước đại dịch.
Trong khi đó, một vài tháng sau khi COVID-19 tấn công Indonesia, Ovo cho biết giao dịch thương mại trực tuyến đã tăng 110%, mảng giao đồ ăn tăng 15% trong khi đó mảng hồ sơ tín dụng tăng 50%.
So với những công ty đã vào thị trường từ năm 2017 như Ovo hay GoPay, ShopeePay khá non trẻ. Song đi sau lại mang đến lợi ích bất ngờ nằm ở việc ShopeePay không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để "định hướng" người dùng.
Ví điện tử phổ biến ở Indonesia từ 10/2017 đến 11/2020. Ảnh: Google Trends/TechInAsia
Điều tương tự cũng xảy ra với hành trình của Shopee ở Indonesia. Lazada bắt đầu phổ biến ở Indonesia từ năm 2013, sau đó là Bukalapak và Tokopedia vào năm 2014. Đến năm 2016, Shopee mới có những điểm nhấn đầu tiên song lại chỉ cần hai năm để trở thành một đối thủ đáng gờm.
Cuộc chiến dài hơi
TechInAsia nhận định chỉ cần chiến thắng ở mảng ví điện tử đã là một chiến công lớn song chiến thắng mảng dịch vụ tài chính nói chung và thu về biên lợi nhuận béo bở mới là phần thưởng thực sự.
Cạnh tranh ở mảng thanh toán trực tiếp cũng khốc liệt. ShopeePay khẳng định đã tích hợp với 3,7 triệu nhà bán hàng, cho phép người dùng thanh toán bằng mã QR. Trong số này, 2,5 triệu là các nhà bán hàng vi mô.
Ở mảng cho vay, Shopee gặp cạnh tranh lớn hơn vì gần như tất cả các dịch vụ theo yêu cầu hoặc thương mại điện tử đầu đã có mảng cho vay cấp phép. Bên cạnh đó, các startup fintech mảng dịch vụ cho vay trên sàn TMĐT trường vốn như Akulaku và Kredivo cũng rất đáng chú ý.
ShopeePay khẳng định đã tích hợp với 3,7 triệu nhà bán hàng, cho phép người dùng thanh toán bằng mã QR
Sea Group đã âm thầm xây dựng nên móng để thâm nhập mảng ví điện tử ở Indonesia. Năm 2018, nó nhận giấy phép cung cấp dịch vụ tiền số mà Bukalapak và Tokopedia không được cấp.
Ovo giới thiệu dịch vụ mua trước trả sau Ovo PayLater vào năm 2019. Ovo PayLater đã bị dừng trước khi khởi động lại gần đây. Ovo còn có một dịch vụ khác gọi là Ovo ModalUsaha mà Ovo hợp tác cùng Taralite, một startup cho vay ngang hàng nó mua lại vào năm 2019.
Dù vậy, thuyết phục người dùng sử dụng một dịch vụ thanh toán mới chỉ là điểm bắt đầu, việc giữ chân khách hàng mới là điều khó. Shopee đang triển khai dịch vụ điểm thưởng và biến trải nghiệm khách hàng thành một trò chơi là một ví dụ chiến lược.
Shopee được vận hành bởi SEA, công ty công nghệ mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, trực thuộc Garena. Trước khi bước chân vào ngành TMĐT, SEA là công ty phát hành, vận hành và sản xuất trò chơi trên PC và di động. |
Giám đốc điều hành Shopee VN chia sẻ về khởi nghiệp trong TMĐT
Hải Yến