Giá lương thực toàn cầu tăng cao nhất trong 8 năm qua

10:04 | 29/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Truyền thông Mỹ đưa tin, giá cây trồng tăng cao ở Mỹ đang khiến giá lương thực cơ bản đắt hơn đáng kể, điều này sẽ sớm làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Thủ phạm chính được cho là do thời tiết khắc nghiệt.

Theo một báo cáo mới đây trên trang Bloomberg News, phiên tăng giá tuần trước đã khiến một số nhà phân tích cảnh báo rằng, bong bóng đầu cơ đang hình thành, giá lúa mì, ngô và đậu tương, vốn là trụ cột trong khẩu phần ăn của hầu hết các nước trên thế giới sẽ tăng vọt cho đến năm 2013.

Theo các báo cáo, thủ phạm là thời tiết khắc nghiệt ở các nước sản xuất chính. Thời tiết khô hạn đang phá hủy lúa mì ở Mỹ, Canada và Pháp, ngô ở Brazil. Mưa ở Argentina đang phá hủy vụ thu hoạch đậu tương. Ngoài ra, người ta còn lo ngại sẽ xảy ra hạn hán ở các vùng nông nghiệp của Mỹ vào mùa hè này.

Nhà phân tích Jacqueline Holland của tạp chí "Agricultural Futures" cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Nông dân đã bán hết các loại cây trồng có thể bán được hoặc đang chờ thị trường tăng thêm".

Báo cáo chỉ ra rằng giá lương thực tăng đang làm dấy lên lo lắng của người dân về lạm phát lương thực, vì giá của nhiều loại thực phẩm từ bánh mì, bột bánh pizza đến thịt và thậm chí cả soda sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tuần trước, các sản phẩm nông nghiệp quan trọng đã cho thấy mức tăng mạnh nhất trong gần 9 năm qua.

Giá lương thực toàn cầu tăng cao nhất trong 8 năm qua - ảnh 1

Ảnh minh họa.

Khi giá các kim loại như palađi và đồng tăng do hoạt động công nghiệp trên thế giới phục hồi, các loại cây trồng trở nên đắt đỏ cũng góp phần vào sự gia tăng chung của giá hàng hóa.

Giá lúa mì leo lên mức cao nhất kể từ ngày 26/2/2013, tăng 3,8%, đạt 7,395 USD mỗi giạ. Khi Ai Cập và Bangladesh đưa ra thông điệp mới, những người mua mới đang bắt đầu tham gia thị trường.

Giá ngô kỳ hạn đạt giới hạn cao hơn 25 cent và lên mức 6,575 USD/ giạ, mức cao nhất kể từ tháng 5/2013. Đậu nành tăng lên mức giá cao nhất kể từ tháng 6 năm 2013, tăng 1,5% lên 15,3925 USD/giạ.

Báo cáo chỉ ra rằng đà tăng giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong phiên chốt vào ngày 20/4, sự gia tăng trong các hợp đồng dài hạn ròng đậu tương đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái và các nhà quản lý quỹ cũng đã chuyển sang tăng giá lúa mì.

Theo báo cáo trên trang web của Kênh Kinh doanh và Tin tức người tiêu dùng Mỹ, giá ngô kỳ hạn tăng mạnh trong ngày 26/4, đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm, khiến Hội đồng Thương mại Chicago tạm ngừng giao dịch.

Được biết, giá ngô kỳ hạn được giao dịch ở mức xấp xỉ 6,50 USD/giạ vào sáng ngày 26/4, tăng hơn 1 USD kể từ cuối tháng Ba. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa đều tăng, thời tiết khắc nghiệt ở Tây Bắc nước Mỹ đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại của người dân về nguồn cung ngô toàn cầu.

Ngân hàng đầu tư Jefferies Group đã nhắc nhở khách hàng vào đầu tháng này: "Do tình trạng hạn hán tiếp tục xấu đi ở Bắc Dakota và Nam Dakota, rủi ro của vụ gieo trồng năm 2021 sẽ tăng lên, điều này có thể dẫn đến thị trường vốn đã chật hẹp lại thêm áp lực nguồn cung. Hai bang này chiếm hơn một nửa sản lượng lúa mì của Mỹ, 7,5% sản lượng ngô và 10% sản lượng đậu tương".

Báo cáo chỉ ra rằng giá ngô tăng trùng với sự tăng giá chung của giá hàng hóa, giá lúa mì kỳ hạn ngày 26/4 cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2013.

Ngân hàng Commerzbank cho biết: "Giá tăng và mức giá vốn đã cao, đặc biệt là giá ngô, cũng phản ánh tâm lý lo lắng của người dân với nguồn cung thị trường thắt chặt hiện nay".

Xem thêm: Tháng thứ 9 liên tiếp giá lương thực tăng trên toàn thế giới

Tùy Ý