Giải mã nguồn gốc ông già Noel trong ngày Giáng sinh

09:22 | 10/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông già Noel được xem là "nhân vật chính" trong đêm Giáng sinh. Ông già Noel cưỡi tuần lộc mang quà đi phát cho trẻ em khắp nơi. Vậy nguyên mẫu của ông già Noel là ai?
Santa Claus, hay Ông già Noel (phiên âm tiếng Việt Ông già Nô-en), Ông già Giáng sinh, hay là Ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga) là nhân vật gắn liền với Lễ Giáng sinh, cây thông Noel và xe tuần lộc. Ông già Noel mặc quần áo màu đỏ viền trắng, thắt lưng màu đen, đội mũ đỏ với chòm râu trắng sẽ cưỡi xe tuần lộc mang quà đi tặng trẻ em.
 
Ông già Noel trong ngày Giáng sinh đã tồn tại trong văn hóa các nước Phương Tây từ rất lâu. Hình ảnh ông già Noel còn được nhắc đến qua các bài hát, đài phát thanh, truyền hình, sách thiếu nhi, phim ảnh, quảng cáo.
 
Ông già Noel có thật không?
Ông già Noel là biểu tượng của ngày Lễ Giáng sinh
 
Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông già Noel có nguồn gốc từ vị thánh Nicholas (SN 280 tại thành phố nhỏ ở vùng Tiểu Á). Ông sống một đời tận tụy, luôn hy sinh vì người khác. Ông yêu thương cư dân trong thành phố nên được bầu làm Giám mục của TP Myra. 
 
Tương truyền, ông thường dành những ngày ngắn ngủi của cuối đời để đi tặng quà cho trẻ em nghèo khó trong thành phố và các làng mạc bên cạnh. Lần trao quà nổi tiếng nhất của ông chính là rặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho con gái.
 
Những thỏi vàng này được đặt trong một chiếc tất phơi bên cửa sổ nhà người cha nghèo. Có lẽ, đó cũng là lý do xuất hiện truyền thống những chiếc tất cả ông già Noel chữa quà.
 
Ông già Noel có thật không?
Ông già Noel được cho là biểu tượng của Nicholas
 
Sau khi Nicholas qua đời, nhiều thánh đường đã được xây dựng và đặt theo tên của ông  - St. Nicholas - khởi nguồn cho cái tên Santa Claus. Câu chuyện về Santa bắt đầu từ nước Đức với tên gọi Kriss Kringle và dần trở thành biểu tượng của mùa Giáng sinh từ đó.
 
Song cũng có truyền thuyết cho rằng, nguồn gốc ông già Noel bắt nguồn từ Bắc Ân thời thượng cổ. Ông già Noel chính là thần Odin - cha đẻ của thần sấm Thor. 
 
Theo thần thoại dân gian Pagan, một năm, thần Odin sẽ chỉ huy một chuyến đi sẵn lớn vào ngày lễ  Yule - tương ứng với ngày lễ Giáng sinh của chúng ta bây giờ. Trong hành trình của mình, thần Odein sẽ di chuyển bằng xe kéo, để lại trên đường những món quà, đồ chơi cho trẻ em ngoan trong những chiếc ủng màu đỏ. 
 
Ông già Noel có thật không?
Có truyền thuyết cho rằng, ông già Noel có nguồn gốc từ thần Oden
 
Một truyền thuyết khác cho rằng, ông già Noel sống ở Bắc Cực với những người lùn, dành đa số thời gian để chuẩn bị quà và đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đến đêm Noel ông sẽ cưỡi xe tuần lộc đi phát quà.
 
Cho đến nay, trẻ em trên thế giới giới vẫn tin rằng, ông già Noel sẽ đi qua đường ống khói lò sưởi vào gia đình để bánh kẹo trong những chiếc tất mà chúng treo gần giường ngủ hay lò sưởi. Bởi vậy, các bậc cha mẹ thường xuyên mua quà bỏ vào chiếc tất cạnh lò sưởi để trẻ em thức dậy thấy sẽ cho rằng, đó là ông già Noel phát quà. 
 
Còn về màu đỏ và trắng trong quần áo của ông già Noel, theo truyền thuyết, đó là màu của bộ lễ phục giám mục. Ngay cả tên và huyền thoại về ông già Noel cũng có nhiều phiên bản khác nhau. Song màu đỏ và trắng trên trang mục là vẫn giữ nguyên. Theo thời gian, bộ lễ phục và chiếc mũ tế giám mục đã thay thế bằng bộ quần áo lông thú ấm áp.
 
Ông già Noel có thật không?
Và ông già Noel sống ở Bắc Cực
 
Phần Lan được xem là quê hương của ông già Noel. Đây là đất nước nổi tiếng về du lịch mùa đông và tuyết. cùng với đặc sản cá hồi và tuần lộc. Ông già Noel cũng là biểu tượng văn hóa du lịch của Phần Lan. Người ta tin rằng  Yule - tương ứng với ngày lễ Giáng sinh của chúng ta bây giờ. 
 
Thành phố Rovanimei, thủ phủ của vùng Lapland được xem là "quê" của ông già Noel. Ngồi làng nằm cạnh vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc của ông già Noel. Ngôi làng có nhiều điểm thăm quan như văn phòng ông già Noel, nơi ở của các chú lùn, bưu điện ông già Noel, lò bánh Giáng sinh… 
 
Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định ông già Noel có thật hay không. Nhưng cứ đến Lễ Giáng sinh, những người đàn ông trung cao tuổi sẽ mặc bộ đồ đỏ, cầm túi quà đi phát cho trẻ em.
 
 
Hương Quỳnh