Theo các chuyên gia, Việt Nam có cơ hội lớn để thu thuế khi cho phép các sàn giao dịch hoạt động song nếu thuế quá cao và thủ tục phức tạp sẽ khó thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Việt Nam đang thiếu chính sách kết nối theo chuỗi để doanh nghiệp tư nhân có thể bắt tay hợp tác thay vì bị cạnh tranh từ những "gã khổng lồ" về vốn và công nghệ.
Sự phát triển của công nghệ blockchain, cùng với việc các định chế tài chính truyền thống ngày càng quan tâm đến lĩnh vực tài sản số, đã tạo ra một bức tranh đa chiều về cơ hội và thách thức cho nền kinh tế.
Với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm kinh tế; thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy, chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước quản trị liên thông hiệu lực, hiệu quả, phục vụ doanh nghiệp, phụng sự đất nước, chúng ta tin tưởng kinh tế tư nhân, doanh nghiệp dân tộc sẽ nhanh chóng trở thành lực lượng kinh tế hùng mạnh, thực hiện thành công vai trò đòn bẩy cho một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) không chỉ là một rào cản thương mại mới, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành xi măng Việt Nam. Đây là bài toán khó nhưng đồng thời mở ra cơ hội lớn để tái cấu trúc ngành theo hướng xanh hóa và bền vững, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Việt Nam vẫn có khả năng bị áp thuế khi đứng thứ ba trong số các quốc gia khiến Mỹ thâm hụt thương mại trong năm 2024. Nếu bị áp mức thuế 10%, tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm khoảng 3 - 5 điểm % xuống mức tăng 15 - 17% làm giảm 0,2 - 0,3 điểm % trong tăng trưởng GDP.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, về nguồn lực kinh tế tư nhân nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì không đủ để phát triển, cần phải có thêm nhiều nguồn lực khác từ ngân sách, quỹ đầu tư, startup,...
Theo PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, việc giao cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án lớn sẽ góp phần giúp Việt Nam hạn chế nhập siêu, tận dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước và giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, chính sách thương mại của Mỹ tiếp tục đi theo hướng bảo hộ mạnh mẽ với trọng tâm là sử dụng thuế quan như một công cụ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và điều chỉnh cán cân thương mại.