Grab `đồng loạt` tăng mạnh giá cước đối phó với việc thu 10% thuế thu nhập cá nhân

15:13 | 05/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Grab vừa công bố thay đổi chính sách thuế áp dụng cho toàn bộ đối tác tài xế của mình và tăng giá cước cơ bản của các dịch vụ GrabCar. Trước đó vài ngày, GrabBike, GrabFood và giao hàng siêu tốc cũng được điều chỉnh
Ngay khi Nghị định 126 có hiệu lực thi hành từ hôm nay 5/12 từ 11h hôm nay, Grab lập tức thông báo điều chỉnh tăng chiết khấu với tài xế và tăng giá cước cơ bản trên toàn quốc, điều chỉnh tăng chiết khấu với tài xế và tăng giá cước cơ bản trên toàn quốc.
 
Theo Nghị định 126 có hiệu lực từ 5/12, cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Go-Jek... sẽ thay đổi. Giá một cuốc xe đặt qua ứng dụng gọi xe sẽ phải tính VAT 10% tương tự taxi truyền thống.
 
Grab `đồng loạt` tăng mạnh giá cước đối phó với việc thu 10% thuế thu nhập cá nhân - ảnh 1
Grab đồng loạt tăng giá để đối phó với việc thu 10% VAT
 
Thay vì tách riêng tài xế đóng 3% thuế VAT trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% thuế VAT trên phần chiết khấu như trước, doanh nghiệp (Grab, Go-Jek...) sẽ có trách nhiệm kê khai và nộp 10% thuế VAT trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán. Đây là phần thuế mà người dùng phải trả và doanh nghiệp chỉ là bên nộp hộ.
 
Theo đó, giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ và 7 chỗ khu vực Hà Nội và Bắc Ninh lần lượt tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km và 10.000 đồng/km lên 11.000 đồng/km; khu vực TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai tăng từ 9.000 đồng/km lên 9.500 đồng/km và 11.500 đồng/km lên 12.000 đồng/km.
 
Tương tự, giá cước GrabBike tính trên mỗi km (sau 2 km đầu tiên) cũng tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km; giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 đồng/phút lên 350 đồng/phút.
 
Ví dụ khách hàng đặt xe từ Văn Quán (quận Hà Đông) đi Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá cước quãng đường 10 km phải trả sẽ là 44.000 đồng, thay vì 39.200 đồng như trước đây, tương đương tăng 12,2%. Di chuyển quãng đường càng dài đồng nghĩa với việc mức tăng càng lớn.
 
Grab `đồng loạt` tăng mạnh giá cước đối phó với việc thu 10% thuế thu nhập cá nhân - ảnh 2
Bảng giá cước Grab mới được áp dụng từ 11h trưa 5/12
 
Cùng với quyết định tăng giá cước, Grab cũng tăng tỷ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabCar và GrabBike. Theo đó, tỷ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,273%. Giả sử một cuốc xe có doanh thu 110.000 đồng, tài xế sẽ nhận về 80.000 đồng, số tiền bị khấu trừ là 30.000 đồng.
 
Với một cuốc xe có giá cước 110.000 đồng, 100.000 đồng trong đó được xem là doanh thu hợp tác và 10.000 đồng còn lại là thuế suất 10% của doanh thu hợp tác. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế VAT (10.000 đồng), doanh thu chia sẻ sẽ còn 100.000 đồng, với 80.000 đồng được chia cho tài xế và 20.000 đồng cho Grab.
 
Như vậy, nếu trước đây một cuốc xe giá 110.000 đồng, đối tác tài xế xe 2 bánh của Grab (có thu nhập cả năm nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng) nhận về 88.000 đồng thì nay chỉ còn 80.000 đồng, thu nhập giảm 9,1%.
 
Grab cho biết với GrabBike, nền tảng đặt xe này tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10% hoặc theo hướng dẫn khác của cơ quan thuế tùy thời điểm) cho toàn bộ cuốc xe vận tải trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho tài xế với tỷ lệ 80%.
 
Không chỉ GrabBike, mức chiết khấu của Grab đối với tài xế GrabCar trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%, và tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%.
 
Grab cho biết tiến hành khấu trừ thuế VAT 10%, thuế thu nhập cá nhân 1,5% và phí sử dụng ứng dụng (20% hoặc 25%, không thay đổi) trên mỗi chuyến xe GrabCar.
 
Nếu trước đây một cuốc xe có giá cước 100.000 đồng, tài xế GrabCar chịu phí sử dụng ứng dụng 20% và nhận về 76.400 đồng thì nay chỉ còn 71.636 đồng, thu nhập giảm khoảng 6,4%. Đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%, thu nhập từ cuốc xe 100.000 đồng giảm từ 71.625 đồng xuống còn 67.159 đồng, cũng giảm khoảng 6,4%.
 
Trả lời về cách tính thuế VAT và quy định doanh nghiệp phải kê khai trong NĐ 126, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết các doanh nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế VAT chứ không phải tài xế. NĐ 126 quy định trách nhiệm của các công ty liên kết với người lái xe để thực hiện dịch vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế VAT. Doanh nghiệp sẽ phải kê khai 10% thuế VAT trên tổng doanh thu. Công ty sẽ được khấu trừ đầu vào.
 
“Về phía tài xế, theo NĐ 126 thì mức thuế TNCN vẫn giữ nguyên 1,5% khi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Chứ không gánh cả thuế VAT mức 3% như trước, do vậy trên thực tế nghĩa vụ thuế đối với tài xế xe công nghệ sẽ nhẹ hơn so với hiện hành” - ông Minh nói.
 
Tăng thuế, tăng giá cước... người chịu thiệt là khách hàng
 

Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được áp đối với người tiêu dùng.


Grab `đồng loạt` tăng mạnh giá cước đối phó với việc thu 10% thuế thu nhập cá nhân - ảnh 3thuế tăng, cước tăng... cuối cùng người chịu vẫn là khách hàng

Đối với quy định mới là thu 10% đối với các nền tảng gọi xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.

Mức thuế GTGT tăng thêm 7%, từ 3% lên 10% sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Khi các hãng xe công nghệ kê khai và thu hộ khoản thuế này trên tổng doanh thu mỗi cuốc xe. Điều đó có nghĩa là cước phí cũng tăng thêm và khách hàng phải tăng số tiền chi trả cho những cuốc xe mình phải đi thêm 7%.

Nhiều ý kiến cho biết, kể cả mức thuế nói trên được áp cho tài xế hay doanh nghiệp thì giá cước của các loại xe công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng bởi doanh nghiệp sẽ phải cân đối nguồn thu và lợi ích các bên. Như vậy, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ vẫn là người tiêu dùng.

Dù mức tiền phải chi thêm trên mỗi cuốc xe di chuyển hàng ngày là không lớn, nhưng chắc chắn sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, nhất là khi việc kê khai và khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam gần như ít được người dân để ý.

Xem thêm: Grab và Gojek từ chối bình luận về việc sáp nhập trong thời gian tới

Nguyễn Dung(t/h)