Hàng không ồ ạt mở lại đường bay Việt Nam đi quốc tế: Hồi sinh, bù lại thiệt hại 4 tỷ USD

14:22 | 18/09/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các hãng hàng không Việt Nam ồ ạt phát đi thông báo mở lại các chuyên bay thương mại đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)...sau chủ trương tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 17/9.
Liên quan đến việc mở lại các đường bay quốc tế, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không VN chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao trao đổi, thống nhất với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Campuchia, Lào (bao gồm các hãng hàng không) về đối tượng được nhập cảnh, quy trình nhập cảnh và những điều kiện của Việt Nam đối với người muốn nhập cảnh trước khi lên máy bay (kiểm tra thân nhiệt, cài đặt ứng dụng NCOVI và khai báo y tế, giấy xác nhận RT-PCR âm tính với Covid-19).
 
Hàng không Việt đồng loạt mở lại đường bay quốc tế
 
Mở lại hàng loạt đường bay quốc tế: Vừa đảm bảo an toàn chống dịch và phát triển kinh tế
Kế hoạch mở cửa đường bay quốc tế 
 
Đại diện hãng hàng không Viet nam Airlines cho biết từ ngày 18/9 hãng sẽ khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên, bắt đầu bằng đường bay đi Nhật Bản. Đường bay một chiều từ Việt Nam đi Nhật Bản sẽ được khai thác sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Các chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách từ Việt Nam đến Nhật Bản lao động, học tập và sinh sống. Vietnam Airlines cho biết công tác phòng chống dịch bệnh vẫn được hãng cùng các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nghiêm ngặt.
 
Chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay Narita (Tokyo) dự kiến sẽ khởi hành lúc 23h45 các ngày 18/9, 25/9, 30/9. Chiều từ TP.HCM đi Narita khởi hành lúc 0h ngày 30/9. Hãng này cho biết khách hàng đã có thể mua vé máy bay đi Nhật Bản trên website, ứng dụng di động Vietnam Airlines và các phòng vé, đại lý chính thức của hãng trên toàn quốc từ 11/9 với mức giá khoảng hơn 10 triệu đồng (gồm thuế, phí, có thể thay đổi tại thời điểm mua tùy theo tình trạng chỗ trên chuyến bay và biến động tỷ giá).
 
Trước đó, từ tháng 6/2020, Vietnam Airlines đã khai thác một số chuyến bay một chiều từ Hà Nội, TP.HCM đến Seoul (Hàn Quốc) và đến Frankfurt (Đức). Việc phục hồi các chuyến bay thường lệ đi quốc tế là tín hiệu khởi sắc cho Vietnam Airlines cũng như hàng không Việt Nam khi nhiều quốc gia, khu vực đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
 
Sau Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways cũng lần lượt công bố kế hoạch khai thác đường bay quốc tế trở lại ngay trong tháng 9.
 
Theo đó Vietjet Air sẽ khai thác lại các chuyến bay thường lệ tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) để đáp ứng nhu cầu học tập, lao động và đi lại an toàn của hành khách. Đại diện Vietjet khẳng định hãng đang khẩn trương mở lại mạng bay quốc tế đến Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) từ ngày 29/9. Các chặng bay gồm TP.HCM - Tokyo (Narita, Nhật Bản), TP.HCM - Seoul (Incheon, Hàn Quốc), Hà Nội - Đài Bắc (Đào Viên, Đài Loan) sẽ được khai thác với tần suất 1 chuyến/tuần. Hành khách khi thực hiện xuất cảnh tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 được cấp trong 3 ngày trước khi thực hiện chuyến bay cũng như tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc của nước sở tại.
 
Tương tự đó, Bamboo Airways cũng thông báo sẽ khôi phục đường bay Hà Nội - Đài Bắc dự kiến từ 29/9 với tần suất 1 chuyến/tuần, khởi hành từ 13h các ngày thứ ba hàng tuần . Đường bay Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc) dự kiến được hãng khôi phục từ 7/10 với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner. Chuyến bay dự kiến khởi hành từ Hà Nội lúc 23h50 các ngày thứ tư hàng tuần. Hãng cũng cho biết tần suất khai thác chung sẽ được từng bước tăng dần theo nhu cầu của thị trường. Các chuyến bay chở khách chiều ngược lại về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có phê duyệt chính thức của các nhà chức trách. Đối với các đường bay mới tới Nhật Bản, Bamboo Airways dự kiến đưa vào khai thác đường bay TP. HCM - Tokyo từ 1/11, đường bay Hà Nội - Tokyo từ tháng 12.

Mở lại đường bay quốc tế đảm phát triển kinh tế

 
Hiện tại sau nửa nằm nằm im chờ dịch, hiện tại các hãng hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn vô cũng khó khăn, cùng với chủ trương mở lại các đường bay quốc tế, đang không những đem lại lợi ích cho các công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn hồi hương mà vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
 Mở lại hàng loạt đường bay quốc tế: Vừa đảm bảo an toàn chống dịch và phát triển kinh tế

Mở cửa đường bay phải đảm bảo an toàn cho người dân

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 đã khiến hoạt động của ngành Hàng không thiệt hại nặng nề. Các hãng đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế thiệt hại như cắt giảm tổng chi phí từ 50% đến 70% so cùng kỳ năm trước; đàm phán với các đối tác để giãn nợ, giảm lãi vay; chuyển nhượng tài sản, bán bớt tàu bay; giảm lương nhân viên, giảm giá vé... Nhưng do tác động quá lớn của đại dịch, các hãng bay đều bị suy kiệt dòng tiền nghiêm trọng. Theo ước tính, năm 2020, các hãng Hàng không Việt Nam thiệt hại lên tới trên 4 tỉ USD.
 
Việc mở lại đường bay quốc tế để tiếp sức cho ngành Hàng không và du lịch, góp phần vực dậy nền kinh tế, không chỉ có ý nghĩa tích cực về kỳ vọng khôi phục ngành hàng không, mà còn mang lại doanh thu, tạo dòng tiền cho các hãng trong bối cảnh đang bị suy kiệt hiện nay. Một số nước đã đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam, thống nhất yêu cầu hành khách nhập cảnh phải xét nghiệm và cách ly.
 
Theo các chuyên gia kinh tế, mở lại đường bay quốc tế trong hoàn cảnh hiện nay là cần thiết, bởi nguyên tắc sống còn đối với bất cứ quốc gia nào là kiểm soát dịch bệnh nhưng luôn đi kèm với khôi phục từng bước hoạt động kinh tế. Hàng Không là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế, tiến bộ và hội nhập quốc tế. Một số nơi có nhu cầu đi lại lớn với Việt Nam đã kiểm soát dịch khá tốt như: Đài Loan, Tokyo, Seoul... Do đó, mở cửa hàng không sẽ giúp các hãng duy trì hoạt động, giảm bớt căng thẳng về dòng tiền đang khan hiếm, bảo đảm thu nhập, việc làm cho người lao động, từ đó có cơ hội hồi phục, đóng góp vào ngân sách và nền kinh tế nhiều hơn.
 
"Các hãng hàng không Việt Nam có khả năng hồi phục nhanh sau dịch sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp cho ngân sách Nhà nước", Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam nhận định.
 
Chiều 17/9, Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa cho phép các hãng hàng không đón khách chiều từ nước ngoài đến Việt Nam. Theo đại diện Bộ, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu quy trình đón khách nhập cảnh, xét nghiệm, tính toán năng lực cơ sở cách ly và chi phí cách ly của hành khách. Chuyến bay quốc tế đến Việt Nam dự kiến lượng khách lớn nên cần có quy trình đón và xét nghiệm covid-19 chặt chẽ, bố trí đủ cơ sở lưu trú để cách ly. Sau khi các bên liên quan thống nhất quy trình đón khách, Bộ Giao thông vận tải sẽ thông báo cho phép các hãng được đón khách từ 6 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

Xem Thêm: Khôi phục các đường bay quốc tế: Sẵn sàng nhưng chưa cất cánh

Nguyễn Dung