Hậu COVID-19, các cửa hàng kinh doanh ẩm thực `đua nhau` trả mặt bằng

16:02 | 20/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Do hậu quả của dịch COVID-19, nhiều cửa hàng kinh doanh ẩm thực, thực phẩm đang phải cắt bớt diện tích hoặc trả mặt bằng nhằm giảm chi phí.
Theo thông tin từ Savills Việt Nam, báo cáo khảo sát diễn biến thị trường mặt bằng bán lẻ trong quý III/2020 cho thấy nhiều khách thuê đang có nhiều động thái nhằm cắt giảm chi phí. Cụ thể, nhiều cửa hàng kinh doanh ẩm thực, thời trang ở trung tâm mua sắm quyết định cắt bớt diện tích thuê hoặc trả mặt bằng để cắt giảm chi phí.
 
Hậu COVID-19, cửa hàng kinh doanh
Các tòa tháp trung tâm mua sắm tại quận 1, TP HCM. Ảnh: Vnexpress
 
Nguyên nhân của động thái này là do doanh thu của các ngành dịch vụ, kinh doanh hậu đại dịch COVID-19 vẫn đang rất ảm đạm. Theo thông tin từ Cục Thống kê TP. HCM (PSO), doanh thu dịch vụ ăn uống kể từ đầu năm đến tháng 9/2020 giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Theo Vnexpress, CBRE Việt Nam cho hay báo cáo về diễn biến thị trường mặt bằng bán lẻ thể hiện tỷ lệ mặt bằng bỏ trống ở TP.HCM đang cao hơn năm trước. Hầu hết các trường hợp trả lại mặt bằng là các nhãn hiệu thời trang, ẩm thực, trong đó chủ yếu rơi vào những thương hiệu trong nước.
 
Nhiều chủ đầu tư đã quyết định ra những chính sách ưu đãi cho khách thuê sẵn có và khách thuê mới như một động thái nhằm cải thiện tình hình. Người thuê có thể được giảm 50% phí dịch vụ, giảm 10-20% giá thuê tùy theo ngành hàng hoặc thậm chí miễn 100% giá thuê trong thời gian buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh.
 
Các tòa tháp trung tâm mua sắm tại quận 1, TP HCM.
Nhiều cửa hàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) đóng cửa, treo biển cho thuê. Ảnh: Dân trí
 
Theo Dân trí, không chỉ ở TP.HCM, ngay tại ở Hà Nội, dù đã có nhiều tín hiệu khả quán sau khi kết thúc đợt giãn cách xã hội, thị trường bán lẻ vẫn rơi vào cảnh ảm đạm. Kinh doanh ế ẩm, cửa hàng đóng cửa, nhiều nhà đầu tư chấp trả lại mặt bằng và từ bỏ dự định mở cửa hàng trở lại. Thậm chí, nhiều chủ nhà chấp nhận bán tháo trong thời gian này để trả mặt bằng. Dù vậy, có không ít trong doanh nhân kinh doanh có sự soi chiếu, nhìn nhận lại về mô hình kinh doanh của mình dựa trên tình hình hiện tại.
 
Theo chuyên gia BĐS Phan Công Chánh, thị trường mặt bằng bán lẻ đã phải chịu sụt giảm tới 15% so với thời điểm trước dịch. Vị chuyên gia này cũng cho rằng làn sóng trả mặt bằng nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong ít nhất 3-6 tháng tới. Dù vậy, ở thời điểm này, rất khó để có thể dự đoán chuẩn xác bao giờ mặt bằng cho thuê mới trở lại ổn định như trước khi xảy ra dịch bệnh.
 
 
Linh Chi (t/h)