Hậu COVID-19: Hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam?

17:39 | 04/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hậu COVID-19, hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam là nhận định của đại diện hãng Vulpes Investment Management.
Tờ Nikkei Asian Review nhận định: Khi chính biến nổ ra tại Myanmar, nhiều quỹ đầu tư lập tức tìm kiếm địa điểm thay thế, đặc biệt là Việt Nam và Campuchia.
 
"Khi các nước mở cửa biên giới trở lại sau dịch COVID-19 , các nhà đầu tư châu Á sẽ quay lại Việt Nam. Đây sẽ là một cuộc đua dữ dội, hàng loạt hợp đồng sẽ được ký kết và Việt Nam sẽ giành vị trí hàng đầu trong danh sách các nền kinh tế mới nổi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất", ông Field Pickering, Giám đốc Đầu tư của Vulpes Investment Management dự báo. 
 
Trong 5 năm qua, GDP bình quân của khu vực Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam luôn đạt khoảng 6%/năm, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung Đông Nam Á. Thống kê cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế này tăng 6,3% trong năm 2019. Việt Nam đứng thứ nhất về giá trị với 16,1 tỷ USD, nhưng Myanmar đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 55,9%.
 
Hậu COVID-19: Hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam? - ảnh 1
 Việt Nam được đánh giá là địa chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư châu Á.

 Làn sóng "di cư" khỏi Myanmar 

 

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cuộc đảo chính ngày 1/2 tại Myanmar có thể chặn phần lớn dòng chảy FDI vào nền kinh tế này. "Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn chảy vào Myanmar nữa. Các nền kinh tế trong khu vực sẽ là địa chỉ thay thế", DealStreetAsia dẫn lời doanh nhân Dave Richards, nhà đồng sáng lập quỹ Capria Ventures, đánh giá.
 
Tháng 2/2020, DealStreetAsia đưa tin Capria Ventures sẽ đầu tư khoảng 8 triệu USD vào Myanmar và Nepal. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại. Capria Ventures sẽ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay và tìm kiếm thêm cơ hội ở Campuchia, Bangladesh và Nepal.
 
Nguồn tin Nikkei tiết lộ nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chấm dứt quan hệ đối tác với những công ty Myanmar có mối quan hệ với quân đội nước này. Hãng bia Nhật Bản Kirin Holdings thông báo ngừng hợp tác với Myanmar Economic Holdings Ltd., công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội.
 
Lim Kaling, nhà đồng sáng lập hãng trò chơi điện tử Razer (Singapore) cũng cho biết sẽ thoái vốn khỏi một công ty có liên quan đến Công ty Thuốc lá Virginia. Doanh nghiệp này có mối quan hệ với Myanmar Economic Holdings.
 
Các nhà đầu tư từng chỉ tập trung vào thị trường Myanmar cũng đã có sự thay đổi về định hướng. "Tôi tin rằng rất nhiều nhà đầu tư chuyển hướng từ chiến lược chỉ tập trung vào Myanmar sang đầu tư trên phạm vi toàn khu vực", ông Andrew Durke, Giám đốc Vận hành của Obor Capital nói.
 
Ông Pickering cho rằng đây là thiệt hại riêng của Myanmar, nhưng đem lại nhiều lợi ích cho toàn khu vực Đông Nam Á. Ông Durke nói với các nhà đầu tư chủ yếu hoạt động tại Đông Nam Á, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn nhất trong 5-10 năm qua. 

Lợi thế của Việt Nam 

 

Vẫn theo đăng tải của zingnews.vn, doanh nhân Richards của Capria Ventures nhận định tại Đông Nam Á, các dự án hạ tầng ở Campuchia và Lào luôn thu hút đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực và hệ sinh thái cần thiết để hỗ trợ đổi mới ở quy mô lớn.
 
Theo Ngân hàng Phát triển Hà Lan (FMO), Việt Nam đã xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty chuyển một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. "Chính sách thân thiện với doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam sẽ thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tăng vốn vào Việt Nam", đại diện FMO khẳng định.
 
Doanh nhân Pickering của Vulpes Investment Management cho biết môi trường của Việt Nam có sự cạnh tranh dữ dội hơn về các thỏa thuận đầu tư, nhưng Việt Nam luôn có nhiều yếu tố để thu hút các nhà đầu tư mới.
 
"Đây là điều Myanmar không có", ông Pickering nhấn mạnh. Sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn đồng nghĩa với việc thị trường lớn hơn và dòng vốn sẽ đổ vào nhiều hơn. Ông Durke cho rằng đây là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư nổi bật tại Đông Nam Á.
 

Ngoài Việt Nam, Campuchia cũng được đánh giá là địa điểm thu hút đầu tư hấp dẫn sau khi chính biến xảy ra ở Myanmar. Doanh nhân Durke cho biết Campuchia có thể thu hút những thỏa thuận đầu tư ở mức 500.000 đến 3 triệu USD.
 
"Campuchia khá tương đồng với Myanmar", ông Durke nói. Thống kê cho thấy phần lớn đầu tư nước ngoài tại Campuchia chảy vào những lĩnh vực như bất động sản, hạ tầng, tiêu dùng và công nghệ. Dù vậy, doanh nhân Pickering cho rằng so với Việt Nam, thị trường Campuchia còn tương đối nhỏ.
 
Việt Nam là cứ điểm chiến lược trong nghiên cứu và phát triển
 
 
Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông CHOI JOO HO, tổng giám đốc Samsung Việt Nam, chia sẻ lý do vẫn giữ được xuất khẩu tới gần 60 tỉ USD từ Việt Nam, nỗi lo và việc ứng phó COVID-19  ở tổ hợp sản xuất 'khủng' cũng như việc đầu tư sắp tới tại đây.
 
Ông CHOI JOO HO cho rằng Việt Nam là cứ điểm chiến lược trong nghiên cứu và phát triển.
 
 
Hậu COVID-19: Hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam? - ảnh 2
 Khu công nghệ Hòa Lạc (Hà Nội) nhìn từ trên cao, nơi định hướng thu hút các dự án công nghệ chất lượng cao tại Việt Nam
 
Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam thống kê: Tính đến tháng 12/2020, Ấn Độ có gần 300 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD.
 
Trong bài viết nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập ASEM (1.3.1996 - 1.3.2021), Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc tham gia với tư cách thành viên sáng lập ASEM năm 1996 đánh dấu bước triển khai quan trọng chủ trương đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam. Trong 25 năm qua, chúng ta đã đóng góp hết sức mình, năng động, trách nhiệm, góp phần tạo dựng những dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của ASEM, nâng cao vai trò, vị thế của diễn đàn.
 
Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất trong khởi xướng, đề xuất và thúc đẩy nhiều ý tưởng, nội dung hợp tác mới, trực tiếp triển khai và đồng bảo trợ gần 60 sáng kiến trên các lĩnh vực. Thông qua các sáng kiến hợp tác, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM đề cao lợi ích của hòa bình, an ninh và ổn định, giải quyết những vấn đề cấp bách, thúc đẩy quan tâm chung.
 
Trên nền tảng hợp tác ASEM, quan hệ song phương giữa Việt Nam và các thành viên ASEM ngày càng được đẩy mạnh và nâng tầm. Các thành viên ASEM hiện chiếm 23 trong số 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam; đóng góp khoảng 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% giá trị thương mại quốc tế và 80% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam; là đối tác của 15 trong 17 hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký hoặc đang đàm phán.
 
Minh Hoa