Hội nghị G20 tiến hành thảo luận về thế giới hậu đại dịch, xóa nợ, thương mại và thay đổi khí hậu

12:03 | 21/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) sẽ tranh luận vào cuối tuần này về cách đối phó với hàng loạt vấn đề lớn toàn cầu.
Trọng tâm trong chương trình nghị sự của G20 là việc mua và phân phối vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu, cung cấp thuốc và bộ kit xét nghiệm cho các quốc gia có thu nhập thấp không thể tự trang trải các chi phí đó. Liên minh châu Âu sẽ thúc giục G20 vào thứ Bảy đầu tư 4,5 tỷ đô la để giải quyết những vấn đề kể trên.
 
“Chủ đề chính sẽ là tăng cường hợp tác toàn cầu để giải quyết đại dịch”, một quan chức cấp cao của G20 tham gia vào công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày do Saudi Arabia chủ trì cho biết.
 
Những thảo luận quan trọng trong Hội nghị G20
Những hình ảnh cập nhật mới nhất từ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20
 
Để chuẩn bị cho tương lai, EU sẽ đề xuất một hiệp ước về đại dịch. "Một hiệp ước quốc tế sẽ giúp chúng tôi phản ứng nhanh hơn và theo cách phối hợp hơn", Chủ tịch các nhà lãnh đạo EU Charles Michel sẽ nói với G20 vào Chủ nhật.
 
Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ đáy sâu của cuộc khủng hoảng hồi đầu năm, động lực dường như đang dần mất đi ở các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm đang tăng trở lại. Song song là sự phục hồi không đồng đều và đại dịch có khả năng để lại những vết sẹo sâu hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong một báo cáo. Hội nghị thượng đỉnh G20.
 
Tình hình này đặc biệt nghiêm tọng tại các quốc gia nghèo và tỉ lệ mắc nợ cao. Để giải quyết vấn đề này, G20 sẽ thông qua kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn thanh toán nợ cho các nước đang phát triển thêm sáu tháng đến giữa năm 2021, với khả năng gia hạn thêm, thông cáo dự thảo của G20 được Reuters cho biết. Xóa nợ cho châu Phi cũng sẽ là chủ đề chính trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Ý vào năm 2021.
 
Những thảo luận quan trọng trong Hội nghị G20
Các nước thành viên chú trọng tới xử lý những vấn đề liên quan tới đại dịch COVID-19
 
Các quốc gia châu Âu trong G20 cũng sẽ tìm kiếm động lực mới cho cuộc cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang bị đình trệ, với hy vọng tận dụng sự thay đổi sắp tới của chính quyền nước Mỹ. Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump ủng hộ các thỏa thuận thương mại song phương hơn là thông qua các cơ quan quốc tế.
 
Sự thay đổi lãnh đạo của Hoa Kỳ cũng làm dấy lên hy vọng về nỗ lực phối hợp nhiều hơn ở cấp G20 để chống lại biến đổi khí hậu.
 
Theo số liệu của Liên minh châu Âu, đã có một nửa số thành viên G20, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nam Phi, có kế hoạch trung hòa lượng carbon vào năm 2050 hoặc ngay sau đó.
 
Dưới thời Trump, Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nhưng quyết định này có khả năng bị Tổng thống đắc cử Joe Biden đảo ngược.
 
Thanh Thùy