JPMorgan sẽ luân chuyển nhân viên làm việc tại văn phòng và từ xa cho sự trở lại tại phố Wall

08:42 | 26/08/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của JPMorgan Chase & Co (JPM.N) cho biết, người lao động sẽ luân chuyển giữa các ngày ở văn phòng và làm việc từ xa trên cơ sở làm việc bán thời gian.

Với việc Phố Wall chuẩn bị cho nhiều doanh nghiệp và ngân hàng quay trở lại làm việc tại văn phòng vào tháng tới, sự thay đổi tại JPMorgan Chase có thể sẽ có tác động lâu dài đối với toàn bộ ngành.

JPMorgan sẽ luân chuyển nhân viên làm việc tại văn phòng và từ xa cho sự trở lại tại phố Wall - ảnh 1

Ảnh: CNBC

Theo Daniel Pinto, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của JPMorgan Chase & Co (JPM.N) nói với CNBC trong cuộc gọi Zoom từ London, nơi đặt trụ sở của ngân hàng này: "Chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai mô hình mà tôi tin rằng ít nhiều sẽ tồn tại lâu dài, đó là mô hình vòng tròn này. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, bạn có thể làm việc một tuần trong tháng tại nhà, hoặc hai ngày trong một tuần ở nhà hoặc hai tuần một tháng". 

Đại dịch COVID-19 đã buộc Phố Wall phải cho nhân viên của mình làm việc tại nhà từ hồi tháng 3, trừ đội ngũ không bao giờ rời khỏi sàn giao dịch. Giờ đây, các ngân hàng đang chuẩn bị cho việc người lai động trở lại làm việc. Tại Citigroup, một số nhà quản lý đã bắt đầu có động thái cho sự trở lại làm việc vào tháng 9.

Theo thông báo của JPMorgan, ngân hàng lớn nhất thế giới ở Phố Wall tính theo doanh thu có thể gây áp lực khiến các công ty tài chính khác đưa ra động thái tương tự. 

"Cuộc chơi của tất cả mọi người"

Tim Carmody, Giám đốc công nghệ của IPC cho biết: "Động thái này sẽ là cuộc chơi của tất cả các công ty". 

Tại JPMorgan, động thái này được coi là một cách mang lại cho nhân viên sự linh hoạt vốn không tồn tại trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chứng minh rằng người lao động có thể làm việc hiệu quả khi không tới văn phòng. 

Tất nhiên, việc di chuyển cũng cần thiết nhưng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về giãn cách xã hội. Các tòa nhà có thể chứa tối đa một nửa số người một cách an toàn. Công ty kinh doanh thương mại của JPMorgan đang thử nghiệm mô hình làm việc mới và các chủ ngân hàng đầu tư cũng như các khu vực khác trong bộ phận sẽ sớm bắt đầu, Pinto nói. Ở New York, tất cả các tòa nhà của công ty đang ở mức gần 10% công suất, trong khi các doanh nghiệp thương mại đạt gần 30% công suất.

Pinto cho biết, thời gian chính xác sẽ do doanh nghiệp quyết định. Một số người lao động như giao dịch viên chi nhánh sẽ phải tiếp tục làm việc tại văn phòng.

Vào tháng 5, Pinto nói với nhà phân tích Keith Horowitz của Citigroup rằng ông “có thể hình dung” việc luân chuyển công việc cho nhân viên là một trong số các kịch bản được đưa ra. 

Sự thay đổi này có thể sẽ giúp ngân hàng chống chọi tốt hơn với những cú sốc trong tương lai, bao gồm cả sự gia tăng khác các ca nhiễm về COVID-19. Mọi nhân viên sẽ có thể nhanh chóng chuyển sang làm việc từ xa nếu cần.

Điều này  cũng trùng khớp với các mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng. Ông nói thêm: “Nhiều công ty đang có biện pháp giống nhau, và mô hình luân chuyển này sẽ gây ít áp lực hơn cho giao thông công cộng ở các thành phố lớn".

Bất động sản bị thu hẹp?

Mô hình mới có thể khiến các nhân viên công nghệ của ngân hàng bận rộn. Họ sẽ phải tạo ra các công cụ mới để quản lý nhân viên từ xa và theo dõi năng suất. “Thay vì đến bàn làm việc và ngồi ở một chỗ mỗi ngày, các công ty sẽ hướng đến chỗ ngồi linh hoạt hơn,” Pinto nói.

Nhưng xu hướng này và sự chuyển dịch sang dân số thường xuyên, bao gồm những người lao động ở xa trong các ngành công nghiệp có thể tác động đến thị trường bất động sản thương mại trong và xung quanh các thành phố lớn. Nhiều chủ nhà và quản lý bất động sản ở New York đã đề nghị các công ty tài chính bao gồm Goldman và BlackRock đẩy nhanh sự trở lại làm việc của người lao động, theo Bloomberg đưa tin.

Như Pinto dự đoán, JPMorgan thậm chí có thể đóng cửa các sàn giao dịch dự phòng nằm bên ngoài New York và London.

Hoàng Dung (theo CNBC)