Khôi phục lại các chuỗi cung ứng trong điều kiện bình thường mới

17:44 | 10/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng phải khẩn trương khôi phục lại các chuỗi cung ứng trong điều kiện bình thường mới.

Hơn 1 năm qua, do dịch COVID đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sự giãn cách, cách ly làm cho việc sản xuất bị ngừng trệ 1 cách nghiêm trọng, tiêu dùng của xã hội bị thiếu thốn, nhiều chi phí cho sản xuất va tiêu dùng bị đẩy lên cao.

Ảnh minh họa.

Chúng ta phải chấp nhận để khắc phục những khó khăn do dịch gây ra, tuy nhiên điều cần đề cập đến đó là khó khăn của việc đứt gãy và chia cắt của các chuỗi cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng ngoài nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan do chúng ta gây nên cần phải nghiêm túc đánh giá mặc dù đã có hưỡng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành liên quan đến chuỗi cung ứng, tuy nhiên 1 số tỉnh thành phố đã tự sinh ra những “giấy phép con” cho riêng địa phương mình.

Những tỉnh đó coi việc chống dịch ở địa phương là trên hết, ít quan tâm dến những đề nghị kết nối thông thoáng của các luồng xanh thực sự để vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng thiêt yếu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.

Chính những tư tưởng cục bộ địa phương đó đã ngăn dòng chảy của các chuỗi cung ứng làm cho hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm bị ứ đọng, ko tiêu thụ được, giá cả sụt giảm dẫn tới bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Việc làm của họ cũng ngăn cản dòng chảy của nguyên liệu vật tư đến các nhà máy sản xuất, hệ quả là công nhân ko có việc làm, nhà máy ngừng sản xuất hoặc đóng cửa.

Chưa ai có thể thống kê được những tổn thất mà do một nhóm địa phương trên gây ra, nhưng chắc chắn là sẽ “đóng góp” 1 phần nào đó vào việc tăng trưởng âm 6,17% trong quý 3/2021. Từ 20-25/9, đất nước chuyển sang 1 tình hình mới đó là tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt trong điều kiện vẫn phải tiếp tục chống dịch.

Muốn cho sản xuất kinh doanh tăng trưởng dần trở lại mức cũ, thì có lẽ điều đầu tiên phải làm đó là khôi phục lại một cách nhanh chóng, chắc chắn các chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy, có như vậy mọi hoạt động mới trở lại bình thường, một minh chứng sinh động, rõ nét nhất đó là:

Chỉ sau 10-15 này chuyển sang trạng thái mới thì hàng hóa trên thị trường nội địa được vận chuyển thanh thoát hơn, ít chi phí hơn. Tại các chợ và siêu thị, hàng hóa dồi dào, phong phú, giá cả đã giảm từ 15-30% so với trước. Không còn từ bình ổn giá xuất hiện mà do thị trường quyết định là chính. Một số người gọi đó là "cây đũa thần" sau khi phá bỏ rào cản vô lý của chuỗi cùng ứng trong thời gian trước đây. Một sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ và rất hợp lòng dân.

Chúng ta tin tưởng rằng với nhiều giải pháp khác cùng với việc thiết lập lại các chuỗi cung ứng sẽ đem lại sự phát triển mạnh mẽ hơn trong quý 4/2021 góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cả năm 2021, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tếnăm 2022 và những năm tiếp theo.

Trước đó, Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Thứ nhất, VLA đề nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất tại Công văn số 4482/BCT-TTTN của Bộ Công thương về việc ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Thứ hai, VLA đề nghị các UBND Tỉnh, Thành phố nơi có các cửa khẩu quốc tế đường biển, đường hàng không phải ưu tiên phân “luồng xanh” cho vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ kết nối với các chuyến tàu, máy bay đã đặt lịch, hoặc nguyên liệu không đến kịp nhà máy gây đứt gãy sản xuất.

Thứ ba, VLA đề nghị Chính phủ và các địa phương xem xét ưu tiên tiêm phòng vaccine cho các lao động trực tiếp làm dịch vụ logistics ở các cảng biển, cảng hàng không, kho bãi, làm các thủ tục xếp dỡ hàng hóa để đảm bảo hoạt động logistics được liên tục trong chuỗi cung ứng hàng hóa nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng đặc biệt tại các Cảng quốc tế.

Thứ tư, theo Báo cáo về tình trạng ùn tắc, quá tải của cảng Cát Lái do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn điều hành, quản lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, logistics, VLA ủng hộ các biện pháp mà TCTy Tân Cảng Sài Gòn đã đưa ra và kinh đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp để cho phép giải phóng hàng nghìn container hàng “vô chủ” đang bỏ lại tại cảng Cát Lái và một số cảng chính hiện nay đã quá hạn trên 60 ngày, theo quy định tại Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, Khoản 4, Điều 167.

Thứ năm, về vấn đề giảm chi phí logistics cho Doanh nghiệp, VLA đề nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics nói chung, như thu phí hạ tầng cảng biển ở TP HCM từ 1/10. Và giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển của TP Hải Phòng.

Thứ sáu, VLA đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong việc chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhất là phát triển Thương mại điện tử xuyên biên giới.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú