Lãi suất tiền gửi 2 tháng cuối năm sẽ biến động như thế nào?
Lãi suất tiền gửi liên tục giảm trong thời gian qua và được dự báo trong 2 tháng cuối năm 2020 vẫn còn dư địa đi xuống.
Lãi suất tiền gửi liên tục giảm trong thời gian qua và được dự báo trong 2 tháng cuối năm 2020 vẫn còn dư địa đi xuống.
Theo dữ liệu Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, hàng năm, tiền gửi của các doanh nghiệp vào ngân hàng thường giảm và sau đó tăng dần. Tuy nhiên, 4 tháng năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã rút ròng rất mạnh tiền gửi khỏi ngân hàng (4 tháng rút ròng trên 150.000 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái rút ròng trên 50.000 tỷ), nhiều khả năng là để trang trải chi phí kinh doanh trong bối cảnh nguồn thu bị ảnh hưởng nặng nề.
Cũng theo báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần vừa qua (26-30/10), lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần cùng có diễn biến tăng nhẹ trở lại, cùng với mức tăng 0,01%, lần lượt lên mức 0,11%/năm và 0,21%/năm. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 2 tuần tiếp tục giảm nhẹ 0,01% xuống mức 0,17%/năm, phá mức đáy thấp nhất trong vòng 2 năm vừa qua.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm lãi suất đầu vào đã lên tới 1,2 – 2,4 điểm %, đưa lãi suất về mức rất thấp. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một loạt lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm từ ngày 1-10. Ngoài ra, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dư thừa nên lãi suất liên ngân hàng rất thấp.
Cụ thể, đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất của nhóm Ngân hàng gốc quốc doanh giảm 0,3 %/năm ; lãi suất của nhóm Ngân hàng CP có quy mô nhỏ vốn dưới 5.000 tỷ đồng giảm 0,072%; lãi suất của nhóm Ngân hàng CP có quy mô lớn vốn trên 5.000 tỷ đồng giảm 0,493%.
Trong khi đó, đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất của nhóm Ngân hàng gốc quốc doanh tiếp tục sụt giảm mạnh nhất (-0,475%). Lãi suất của nhóm Ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ vốn dưới 5.000 tỷ đồng và lãi suất của nhóm Ngân hàng CP có quy mô lớn vốn trên 5.000 tỷ đồng có mức giảm lần lượt là 0,052% và 0,323%.
Nguồn tiền gửi của người dân cũng chịu tác động nhất định. Lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng trong 4 tháng năm nay chỉ tăng hơn 160.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 260.000 tỷ đồng.
Tựu trung, 4 tháng đầu năm 2020, tổng tiền gửi khách hàng chỉ tăng vỏn vẹn gần 6.300 tỷ đồng (tương đương tăng 0,07%), trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới trên 200.000 tỷ đồng (tương đương tăng 2,69%).
Dù tăng chậm nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tăng khá hơn, dự kiến cả năm 2020, tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt 8%-10%, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng…
Mỹ Duyên