Động thái nới room tín dụng cho các ngân hàng cho thấy quyết tâm của nhà điều hành trong việc đẩy vốn ra nền kinh tế. Tính đến ngày 22/11/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11,12%, vẫn xa mục tiêu 15% đã đề ra đầu năm.
Nhóm ngân hàng cổ phần đang chiếm sóng trên bảng xếp hạng ROA của các ngân hàng, trong đó Techcombank tạm thời là quán quân, tiếp đến là HDBank và LPBank. Những cái tên trong nhóm Big4 nằm ở các vị trí dưới trong bảng xếp hạng do quy mô tài sản lớn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã phân bổ hơn 1,8 triệu tỷ đồng vào khoản mục chứng khoán kinh doanh và đầu tư. Theo đó, BIDV tiếp tục là quán quân trong hệ thống với 267.227 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2023.
Hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản tại nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong 9 tháng đầu năm 2024. Trong tổng 13 ngân hàng công bố chi tiết số liệu này, số dư này tăng hơn 23% so với cuối năm trước và có ngân hàng ghi nhận dư nợ tăng ba chữ số.
Sau 9 tháng, tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn của 29 ngân hàng có công bố báo cáo tài chính đạt gần 5 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2023.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối tháng 8/2024 đạt 6,924 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 8, số tiền gửi mới tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tức trung bình mỗi ngày có gần 2.900 tỷ đồng đổ vào ngân hàng.
Sau khi tăng trong nửa đầu năm, đến cuối quý III/2024, nợ nhóm II của các ngân hàng đã có dấu hiệu cải thiện. Nhiều ngân hàng ghi nhận số dư nợ nhóm II giảm đáng kể, là dấu hiệu cho thấy chất lượng tài sản có thể cải thiện trong tương lai.