LHQ dự báo, phục hồi liên tục ở Mỹ và Trung Quốc giúp tăng trưởng kinh tế thế giới mạnh mẽ
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) mới đây cho thấy, họ đã điều chỉnh tăng trưởng kinh tế thế giới do sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc và Mỹ, nhưng cũng cảnh báo về tình trạng yếu kém ở các nền kinh tế khác trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành.
Trong bản cập nhật giữa năm về "Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2021" được công bố mới đây, Bộ Kinh tế và Xã hội của LHQ (DESA) hiện dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,4% vào năm 2021 thay vì 4,7% dự báo vào tháng1/ 2021.
Khách tham quan thử máy chèo thuyền trong một phòng triển lãm của Hội chợ Triển lãm Sản phẩm Tiêu dùng Quốc tế Trung Quốc đầu tiên ở Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc.
Sau khi giảm mạnh tới 3,6% vào năm 2020, nền kinh tế thế giới sẽ trở lại tích cực khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. DESA đã sửa đổi dự báo của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 7,2% lên 8,2% và đối với Mỹ là từ 3,4% lên 6,2% vào năm 2021.
Bên cạnh đó, báo cáo đưa ra cảnh báo, trong khi triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã được cải thiện, các ca nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục gia tăng và tiến độ tiêm chủng không đầy đủ ở nhiều quốc gia không ngừng đe dọa sự phục hồi trên diện rộng của nền kinh tế thế giới.
Đại dịch còn lâu mới kết thúc đối với phần lớn các quốc gia. Cần lưu ý rằng số ca nhiễm mới hàng ngày cao hơn vào tháng 4/2021 số ca nhiễm mới được báo cáo hàng ngày trong thời kỳ cao điểm của đại dịch vào tháng 12/2020.
Với rủi ro đại dịch kéo dài và không đủ không gian tài chính để kích cầu, các quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới đang đối mặt với viễn cảnh thảm khốc, có thể nói là một thập kỷ mất mát. Triển vọng tăng trưởng ở một số quốc gia ở Nam Á, châu Phi cận Sahara, Mỹ Latinh và Caribe vẫn còn mong manh và không chắc chắn. Đối với nhiều nước đang phát triển, sản lượng kinh tế chỉ được dự báo sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2022 hoặc 2023, theo báo cáo.
Mọi người đến thăm Universal Studios Hollywood trong buổi xem trước ở Los Angeles, California, Mỹ.
Nhà kinh tế trưởng Liên hợp quốc Elliott Harris cho biết: "Sự bất bình đẳng về vắc xin giữa các quốc gia và khu vực đang gây ra nguy cơ đáng kể cho sự phục hồi toàn cầu vốn đã không đồng đều và mong manh. Việc tiếp cận kịp thời và phổ cập tiêm chủng COVID-19 sẽ giúp chấm dứt đại dịch kịp thời và đặt nền kinh tế thế giới vào quỹ đạo của sự phục hồi bền vững. Nếu không, thế giới sẽ mất đi nhiều năm tăng trưởng, phát triển và cơ hội".
Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động không cân đối của COVID-19 đối với phụ nữ. Đại dịch đã đẩy khoảng 114,4 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực, trong đó 57,8 triệu phụ nữ và trẻ em gái. Phụ nữ bị mất việc làm và thu nhập có tỷ lệ cao hơn, do nhiều phụ nữ hơn nam giới rời bỏ lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu gia đình.
Sức khỏe và sức khỏe sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn gia tăng, chậm làm mẹ và gián đoạn giáo dục làm xói mòn đáng kể tiến bộ bình đẳng giới. Phụ nữ cũng phải đối mặt với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới ngày càng gia tăng và các doanh nhân nữ bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc đóng cửa doanh nghiệp, làm gia tăng khoảng cách giới về thu nhập và sự giàu có.
Báo cáo cho biết, những tác động nặng nề và không cân xứng này đối với phụ nữ và trẻ em gái đòi hỏi phải có các chính sách và biện pháp hỗ trợ có mục tiêu hơn, không chỉ để đẩy nhanh quá trình phục hồi mà còn để đảm bảo rằng quá trình phục hồi là toàn diện.
Xem thêm: Đại sứ Myanmar tại LHQ kêu gọi quốc tế cắt đầu tư vào nước này vì ưu tiên mạng sống của người dân
Tùy Ý