Ngân hàng VPBank: Khẳng định vị thế TOP 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trước đây là ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp ngoài Quốc Doanh) là một ngân hàng ở Việt Nam được thành lập ngày 12/08/1993.
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.
Sau 17 năm hoạt động VPBank đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình khi kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh ( chiếm trên 70% GDP) và đổi tên theo quyết định chấp thuận số 1815/QĐ-NHNN ngày 27/7/2010 của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với việc đổi tên, yêu cầu tái định vị thương hiệu Chiến lược phát triển được xây dựng trong bối cảnh và hướng phát triển mới khi mà tất cả các ngân hàng thương mại đã chuyển sang phục vụ tất cả các khu vực kinh tế, mở rộng khai thác khu vực bán lẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng.
Tên viết tắt tiếng Anh của ngân hàng trong giao dịch vẫn giữ nguyên là VPBank, thể hiện sự trân trọng và kế thừa các thành quả trong quá khứ. Tuy nhiên tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam Thịnh Vượng (tiếng Anh là “Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank”) - VPBank cũng là một thông điệp thể hiện mục tiêu chiến lược trong giai đoạn phát triển mới tiếp theo.
Tên gọi mới thể hiện khát vọng mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cùng cổ đông, tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường chính là mục tiêu mà VPBank theo đuổi.
Bên cạnh cuộc chạy đua cạnh tranh về nội lực (đa dạng hóa, nâng cao chất và lượng của sản phẩm, dịch vụ để mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng), việc xây dựng thương hiệu sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ ngân hàng, từ cấu trúc, mục tiêu, thái độ cho tới tầm nhìn và hành động của mọi thành viên trực thuộc, đại diện cho tinh thần của toàn bộ VPBank trong giai đoạn mới, đồng thời thể hiện sự quyết tâm, lòng quả cảm khi phải trải qua các bước chuyển đổi đầy nghiệt ngã.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động có năng lực có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank còn thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng các kênh bán hàng phân phối.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.
Nhờ chuyển đổi thành công và luôn dẫn đầu về tăng trưởng, VPBank ngày càng lớn mạnh và thực sự bứt phá trong 10 năm trở lại đây. Những con số tăng trưởng còn ấn tượng và đáng tự hào hơn nữa nếu nhìn vào bức tranh 10 năm khi quy mô tổng thu nhập hoạt động tăng gấp gần 30 lần (thu nhập hoạt động từ 1.309 tỷ đồng năm 2010 đã đạt 39.033 tỷ đồng vào năm 2020), lợi nhuận trước thuế (PBT) tăng 20 lần lên 13.019 tỷ năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank được giữ dưới mức 3% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tại ngân hàng riêng lẻ là 1,98%.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tàn phá sức khỏe của nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, nhờ linh hoạt ứng phó, VPBank vẫn hoàn thành được mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động vừa tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng VPBank
Trong suốt thời gian hoạt động, VPBank không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ. Điều này giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng VPBank đang triển khai bao gồm:
Thẻ ngân hàng VPBank
Thẻ ghi nợ (ATM).
Thẻ tín dụng ( Credit Card).
Sản phẩm vay vốn VPBank
Vay tín chấp VPBank ( tiêu dùng cá nhân, vay kinh doanh, vay theo lương…).
Vay thế chấp VPBank ( có tài sản đảm bảo, vay trả góp, cầm cố sổ tiết kiệm…).
Gửi tiết kiệm ngân hàng VPBank
Tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ.
Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ.
Tiết kiệm An Thịnh Vượng.
Gửi tiết kiệm Online…
Các dịch vụ khác
Dịch vụ bảo hiểm.
Dịch vụ E-banking.
VPbank Loyalty….
Ngoài ra, VPBank còn phát hành nhiều loại thư tín, thư bảo lãnh ngân hàng…nếu khách hàng có nhu cầu. Hay các dịch vụ chi trả ngoại tệ Western Union thông qua tài khoản (APN), chi trả lương thông qua tài khoản VPBank…
Đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng Việt Nam hùng cường
VPBank bước vào giai đoạn chuyển đổi đầu tiên 2012-2017, với thành tựu vào năm 2017 trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và là một trong ba ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu Việt Nam xét về doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển bằng việc niêm yết 1,33 tỷ cổ phiếu VPB trên sở giao dịch chứng khoán HOSE và chào bán riêng lẻ gần 165 triệu cổ phiếu thành công.
Giai đoạn chuyển đổi thứ 2 (2018-2022), VPBank kiên định theo đuổi định hướng Chiến lược “Tăng trưởng chất lượng”, với tham vọng trở thành một trong ba ngân hàng có giá trị nhất tại Việt Nam vào năm 2022 và trở thành ngân hàng bán lẻ thân thiện nhất với người tiêu dùng thông qua công nghệ.
Trong những năm 2015-2019, khi nền kinh tế phát triển liên tục, VPBank là một trong những ngân hàng hàng đầu đa năng, mang lại giải pháp tài chính tổng thể, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính trong hệ sinh thái rộng mở để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc khách hàng từ cá nhân đến hộ kinh doanh và các doanh nghiệp. Mã cổ phiếu VPB được lựa chọn vào danh sách VN30 - tốp những cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn nhất trong năm 2018 là một minh chứng về sự lớn mạnh của VPBank trên thị trường. Những thành tựu nổi bật ấn tượng của nhà băng này trong giai đoạn 2009-2019
Về hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản: Nhờ chuyển đổi thành công và luôn dẫn đầu về tăng trưởng, VPBank ngày càng lớn mạnh và thực sự bứt phá trong 10 năm trở lại đây. Thành quả của quá trình chuyển đổi được thể hiện rõ rệt qua các chỉ tiêu quy mô cùng với các chỉ tiêu hiệu quả: Nếu như tổng tài sản năm 2010 đạt 59.807 tỷ đồng, thì vào năm 2020 đã tăng lên 419.027 tỷ đồng (tăng hơn bảy lần); dư nợ cấp tín dụng đạt 322.881 tỷ đồng (gấp hơn 11 lần); huy động khách hàng và giấy tờ có giá đạt 296.273 tỷ đồng (gấp gần chín lần).
Mã cổ phiếu VPB cũng được lựa chọn vào danh sách VN30 - top những cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn nhất trong năm 2018. Những thành tựu của VPBank thể hiện trong nhiều phương diện, qua hàng loạt các con số nổi bật trong chặng đường phát triển tử năm 2009-2019.
Về kết quả đóng góp với ngân sách nhà nước: Theo kết quả xếp hạng của Tổng cục Thuế, trong danh sách 1.000 người nộp thuế lớn nhất cả nước năm 2019 thì VPBank (công ty mẹ) được xếp thứ tự 18, đứng thứ 3 trong số các doanh nghiệp có vốn tư nhân. Trong khi đó, Công ty tài chính VPBank với thương hiệu FE Credit (công ty con của VPBank) cũng được xếp thứ tự 24 (đứng thứ 6 trong số doanh nghiệp có vốn tư nhân).
Chỉ tính trong năm năm qua, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỷ đồng. Nhờ kinh doanh hiệu quả, nhiều năm liền, ngân hàng này luôn nằm trong tốp các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách.
Có được kết quả này là nhờ vào sự kiên định theo chiến lược kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và giảm thấp chi phí do ứng dụng số hóa với 96% lượng giao dịch diễn ra qua kênh ngân hàng số và ngân hàng tự động. Từ năm 2015, VPBank liên tục giữ vững vị thế là ngân hàng dẫn đầu ở khối ngân hàng TMCP tư nhân về doanh thu, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về lợi nhuận so các ngân hàng có vốn Nhà nước. Tính cả năm nay, VPBank đã hai lần ghi tên mình vào số ít các ngân hàng có lợi nhuận vượt trên 10 nghìn tỷ đồng, với con số đạt được năm 2019 là hơn 10.300 tỷ đồng và năm 2020 là hơn 13 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng hoạt động và quản trị rủi ro: Là ngân hàng bán lẻ tập trung vào các phân khúc rủi ro hơn như: Tài chính tiêu dùng, vay tín chấp cá nhân (UPL) nhưng VPBank luôn chú trọng nâng cao chất lượng tài sản và đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng vào tất cả các mục tiêu kinh doanh. Tỷ lệ NPL được duy trì ở mức hợp lý và an toàn cùng với hoàn tất việc xử lý dư nợ trái phiếu VAMC đến cuối năm 2019, VPBank đang có một nền móng vững chắc để tạo động lực bền vững cho sự bứt phá về lợi nhuận các năm tiếp theo.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VPBank luôn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội. Trong tháng 9/2020, VPBank đã được Tạp chí Asia Money bình chọn là Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam (Best Bank for Corporate social responsibility) cho dự án “Học viện Tiểu thương” bên cạnh các ngân hàng lớn như Bank Of China (Hongkong), Shinhan Bank (Hàn Quốc), Bank of Ayudhya (Thái Lan),…
Đây là bằng chứng sống động nhất cho những nỗ lực theo đuổi chính sách lấy khách hàng làm trọng tâm, nhấn mạnh tính đúng đắn, kịp thời và chất lượng của dự án khi hỗ trợ hơn 3.000 bà con tiểu thương áp dụng hiệu quả các kỹ năng bán hàng online, 300 tiểu thương đã có các gian hàng trên những sàn thương mại điện tử nổi tiếng và duy trì cộng đồng tiểu thương online lên tới 12.500 người.
Những giải thưởng, chứng nhận uy tín trong và ngoài nước năm 2020 một lần nữa phản ánh chân thực đối với những nỗ lực cống hiến của VPBank cả về kinh tế - xã hội suốt thời gian qua; khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Trong năm 2021 và những năm tiếp theo, VPBank sẽ tiếp tục phát triển bền vững, quyết tâm nỗ lực trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam.
Xem Thêm: VPBank lần đầu lọt top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
Nguyễn Dung