SGICapital nhận định với xu hướng giảm của USD-Index cùng với các triển vọng thuế quan tích cực, tỷ giá có thể đã đi qua giai đoạn căng thẳng nhất của năm nay.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy bất định và giá cả hàng hóa trong nước tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, các chuyên gia cảnh báo lạm phát nửa cuối năm 2025 sẽ chịu áp lực lớn hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, với các kịch bản dự báo đã được vạch sẵn cùng kinh nghiệm điều hành linh hoạt, mục tiêu CPI trong khoảng 4–4,5% vẫn là điều khả thi nếu các chính sách tài khóa – tiền tệ – thương mại được phối hợp nhịp nhàng và nhất quán.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính, dù lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,4%, song các áp lực từ tỷ giá và tăng trường tín dụng đến lạm phát cần được theo dõi sát sao để có chính sách kiểm soát lạm phát phù hợp.
Báo cáo mới công bố của Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo, nền kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ nét trong nửa đầu năm 2025, với tốc độ tăng trưởng GDP quý II vượt xa kỳ vọng nhờ lực đẩy từ xuất khẩu.
Tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Điện Biên sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tổ chức chiều 4/7, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã thông tin các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm cũng như mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025.
Trang Kitco News dẫn nhận định của các chuyên gia phân tích kim loại quý thuộc Ngân hàng Thế giới cho biết triển vọng giá vàng nghiêng về chiều hướng tăng trong 18 tháng tới, trong khi bạc và bạch kim được kỳ vọng sẽ tiếp tục củng cố đà tăng hiện tại đến hết năm 2026.
Theo chuyên gia, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch nhưng vẫn còn những điểm nghẽn mang tính cấu trúc, đặc biệt liên quan đến chính sách công nghiệp và khu vực tư nhân.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), Trung Đông đang nổi lên như điểm đến chiến lược của thuỷ sản Việt Nam. Nhưng xung đột Israel–Iran từ giữa tháng 6 đang tạo ra rào cản lớn, đồng thời là phép thử với doanh nghiệp xuất khẩu.
Với việc sáp nhập hàng loạt địa phương mạnh về thu hút FDI, các thủ phủ mới sẽ được hình thành như: TP HCM (sau khi sáp nhập thêm Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương), Bắc Ninh (sáp nhập với Bắc Giang), Đồng Nai (sáp nhập với Bình Phước), Hải Phòng (sáp nhập với Hải Dương),...