Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trên toàn cầu

15:08 | 15/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi không thể trả được lãi suất hay trả nợ đúng kỳ hạn. Điều này cho thấy số lượng công ty nặng nợ tại châu Âu và Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ.
Tại Trung Quốc, tình trạng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng. Kể từ tháng 11, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp bị hoãn hoặc không được thanh toán là hơn 200 tỷ CNY (30,5 tỷ USD).
 
Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trên toàn cầu - ảnh 1
 
Lãi suất trung bình trái phiếu kỳ hạn 1 năm do các công ty Trung Quốc có bậc tín nhiệm AAA phát hành từ tháng 11/2020 là 4,07%, tiếp tục tăng lên trong các tháng gần đây. Trái phiếu phát hành từ tháng 7 đến tháng 8 có lãi suất 3,47% và tháng 9 đến tháng 10 là 3,74%.
 
Hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đã rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu. Trong đó, Peking University Founder Group đang có tổng số nợ lớn nhất lên tới 42,8 tỷ NDT (6,57 tỷ USD) và đã nộp đơn xin tái cấu trúc nợ.
 
Hay như nhà sản xuất ô tô Brilliance Auto, còn được gọi là Huachen Automotive Group, đã làm chao đảo thị trường tài chính Trung Quốc khi không trả được 1 tỷ NDT (148,8 triệu USD) cho các trái chủ khi trái phiếu đáo hạn. Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng tuyên bố vỡ nợ, như tập đoàn than Yongcheng Coal and Electricity Holding Group, Tập đoàn công nghiệp Tsinghua Unigroup...
 
Làn sóng vỡ nợ cũng buộc các cơ quan chức năng Trung Quốc phải thắt chặt kiểm soát đối với những đợt phát hành trái phiếu mới. Hiệp hội Nhà đầu tư tổ chức Thị trường tài chính Quốc gia đang điều tra các tổ chức tài chính, cơ quan tín dụng và kế toán có liên quan đến trái phiếu của những doanh nghiệp vỡ nợ.
 
Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trên toàn cầu - ảnh 2
Số lượng các công ty vỡ nợ theo ngành
 
Mỹ chiếm 64% số vụ vỡ nợ trên thế giới
 
Hãng S&P khảo sát đối với các công ty đã được xếp hạng tín dụng. Theo đó, có 143 công ty vỡ nợ ở Mỹ trong năm 2020, tăng 80% so với năm trước. Trong khi con số này ở châu Âu là 42, tăng 2,8 lần. Trong khi đó, con số vỡ nợ ở các thị trường mới nổi bao gồm luôn Trung Quốc là 28, tăng 30%. Trong khi tổng số công ty vỡ nợ trên toàn cầu thấp hơn mức độ của năm 2009, lần đầu tiên tỷ lệ vỡ nợ đã vượt quá 5% kể từ năm 2010 – một năm sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 
Số vụ vỡ nợ tập trung ở bốn ngành chính chiếm tới 60%, bao gồm năng lượng, hàng tiêu dùng, giải trí và bán lẻ. Các nhà phân tích tin rằng ngay cả đại dịch chấm dứt, mức độ hồi phục về lợi nhuận ở các ngành này thật sự thấp.
 
Một trong những nguyên nhân khác khiến các vụ vỡ nợ gia tăng là do nợ doanh nghiệp đang tăng vọt. Dữ liệu của Factset về 34.000 công ty niêm yết trên toàn thế giới (không bao gồm ngành ngân hàng) cho thấy trong năm tài khóa 2020, tỷ lệ công ty phải trả tiền lãi nhiều hơn so với lợi nhuận trước thuế và lãi suất (EBIT) trong 3 năm liên tiếp là 26,5%. Đây là con số cao kỷ lục. Số lượng các công ty ôm khoản nợ lớn tăng so với thập kỷ trước – khi ở mức 1/5.
 
Mặc dù lãi suất thấp đến mức kỷ lục trong lịch sử, sự tăng vọt này là hệ quả của tình trạng gia tăng số công ty có khối nợ lớn ở Mỹ và châu Âu trong các năm qua. Nếu thị trường trái phiếu lo ngại trước sức khỏe các công ty này và lợi suất gia tăng, số vụ phá sản sẽ gia tăng.
 
Cả Mỹ và châu Âu vừa tung các gói kích thích kinh tế mới trong mùa đông khi dịch bùng phát. Nhưng S&P Global Ratings nói rằng: “Hỗ trợ tài chính đối với các công ty được áp dụng từ hồi dịch bùng phát đang được các nước và ngân hàng trung ương thu nhỏ dần. Sự tập trung vào nửa năm cuối 2021 có thể khiến các nước dần dần mở lại các hỗ trợ tài khóa đặc biệt. Chính phủ và ngân hàng trung ương cần tránh cản trở các hoạt động kinh doanh trong khi khuyến khuyến tái cấu trúc nền kinh tế và các ngành công nghiệp”.