Nhật Bản và bức tranh đầu tư FDI vào ngành điện Việt Nam

11:55 | 18/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Việt Nam hiện đang là điểm đến của hơn 32 nghìn dự án FDI với tổng vốn đăng ký 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai với hơn 60 tỷ USD vốn đầu tư.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/9/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 183,5 tỷ USD (chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 51,1 tỷ USD (chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí nước đứng thứ ba với 17,8 tỷ USD (chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư).

Nhật Bản và bức tranh đầu tư FDI vào ngành điện Việt Nam - ảnh 1

Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản có 4.190 dự án đầu tư tại Việt Nam với vốn đăng ký 57,9 tỉ đô la Mỹ. Sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (từ 1973), Nhật Bản đóng vai trò là một đối tác đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực NhậtBản có thế mạnh và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nướcngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo với 1,541 dự án, tổng vốn đầu tư 33,54 tỷ USD 53 dự án, tổng vốn đầu tư 1,91 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện khí, nước với 15 dự án, tổng số vốn đầu tư 1,28 tỷ USD.

 

Sức hút từ ‘miếng bánh’ năng lượng điện Việt Nam

 

Ngày 1/7/2013, Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp bao gồm: Điện tử; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Công nghệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Máy và thiết bị nông nghiệp; Ô tô và linh kiện ô tô.

Đến năm 2025, theo quy hoạch, tổng nguồn cần đáp ứng toàn quốc là 90.000 MW và đến năm 2030 sẽ phải đạt được 110.000 MW. Hiện công suất, nhu cầu điện năng tăng cao và tăng rất đều đặn với tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến mức 10%/năm và mức tăng trưởng này sẽ duy trì trong thời gian dài.

Nhật Bản và bức tranh đầu tư FDI vào ngành điện Việt Nam - ảnh 2

Sức hấp dẫn của thị trường năng lượng Việt Nam là rất rõ rệt, do thiếu hụt và mất câng bằng ở các thời điểm trong năm. Bức tranh chung của ngành điện thì đến năm 2025, theo quy hoạch, tổng nguồn cần đáp ứng là 90.000 MW và đến năm 2030 sẽ phải đạt được 110.000 MW. Hiện công suất, nhu cầu điện năng tăng cao và tăng rất đều đặn với tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến mức 10%/năm và mức tăng trưởng này sẽ duy trì trong thời gian dài. Dù đã huy động hết các nguồn nhiệt điện tuy nhiên có những thời điểm trong năm doanh nghiệp sản xuất phải phát điện chạy dầu rất đắt đỏ.

Nhu cầu điện tăng do ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển mạnh. Ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững từng trả lời trên trang PLO: “Nhìn chung khu vực miền Bắc và miền Trung đã khai thác hết, miền Nam còn lại vài khu vực nhỏ. Như vậy cả ba miền chủ yếu còn lại sẽ tập trung khai thác cho nhiệt điện, tuabin khí và năng lượng tái tạo”.

Theo Bộ Công Thương, sơ đồ điện VIII của Việt Nam dự kiến được phê duyệt vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, khuyến khích khai thác sản xuất, đầu tư vào hạ tầng nguồn năng lượng, các dự án điện khí hoá lỏng (LNG) ở Việt Nam. Sức hấp dẫn của thị trường năng lượng Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào xây dựng các nhà máy điện. Trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt tập trung vào các dự án nhiệt điện than, lọc hóa dầu, thuỷ điện...

Đầu tư vào ngành điện đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là đầu tư tài sản cố định và thường dùng vốn vay. Với cấu trúc vốn này, thường các doanh nghiệp dễ lỗ trong những năm đầu tiên đi vào vận hành do lãi vay. Điều này khiến các chủ đầu tư nội e ngại khi tính toán tham gia đầu tư xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, khi trả hết nợ, chi phí lãi vay…, dòng tiền còn lại dành cho chủ sở hữu sẽ rất lớn. 

Các nhà máy điện được đầu tư từ dòng vốn ngoại sẽ giúp bù đắp nhu cầu về điện đang ngày càng tăng. Một điều đáng lưu ý là các nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ hay Đan Mạch chủ yếu đầu tư nhà máy điện khí và năng lượng tái tạo, như vậy trong tương lai sẽ giúp VN giảm ngoại tệ mua nguyên liệu than đá để chạy các nhà máy nhiệt điện hay nhập khẩu điện. Chưa kể làm giảm giá mua điện trên thị trường phát điện cạnh tranh và giảm áp lực phát điện của các nhà máy nhiệt điện.

 

Hàng tỷ USD FDI Nhật Bản trên bản đồ điện Việt Nam

 

Các dự án đầu tư lĩnh vực điện của Nhật Bản tại Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc sau năm Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ký ngày 31/10/2010.

Ngay trong năm tiếp theo, Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 được thực hiện theo Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản ký kết ngày 31/10/2011. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án dừng lại do các điệu kiện kinh tế không thích hợp. Chính phủ ưu tiên nước ta các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ và nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, thống kê của EVN cho thấy, chỉ riêng hai năm 2011-2012, tổng giá trị vốn ODA và vay ưu đãi mà Nhật Bản dành ngành điện đã lên tới xấp xỉ 4 tỉ USD. Nhật Bản cũng đã hỗ trợ Việt Nam đào tạo hàng trăm lượt cán bộ nắm vai trò chủ chốt hiện đang làm việc tại các dự án điện hạt nhân.

Không chỉ quan tâm tới điện hạt nhân các nhà đầu tư Nhật Bản còn tập trung rất lớn vào các dự án năng lượng và điện khí hoá lỏng (LNG) như: chuỗi dự án khí lô B, nhà máy điện Ô Môn, kho cảng LNG. 

 
Nhật Bản và bức tranh đầu tư FDI vào ngành điện Việt Nam - ảnh 3
 

Tại chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide năm 2020, một Biên bản ghi nhớ về việc phát triển Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đã được ký kết. Công suất dự kiến là 1.500 MW và là dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên của Miền Bắc. Tổ hợp nhà đầu tư bao gồm Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam (PV Power), Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (Colavi), Tập đoàn Tokyo Gas và Tập đoàn Marubeni. Như vậy, nói về công suất dự kiến, nhà máy Chân Mây ở Huế có tổng công suất là 4.000 MW, gấp gần 3 lần so với nhà máy ở Quảng Ninh.

Nhật Bản và bức tranh đầu tư FDI vào ngành điện Việt Nam - ảnh 4

Nguồn ảnh: Zingnews

Ngày 11/11, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã tiếp đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power để trao đổi về việc đầu tư và phát triển dự án Nhà máy Điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Vân Phong.

Dự án rộng 40 ha có tổng mức đầu tư khoảng 3,2 tỉ USD thuộc KCN Ninh Thủy nằm trong Khu kinh tế (KKT) Vân Phong - Khánh Hòa. Đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power cho biết, nhà máy điện khí này có công suất 3.000MW, sẽ được xây dựng tại KCN Ninh Thủy với tổng diện tích khoảng 40ha, chia thành 2 giai đoạn.Trong đó, giai đoạn 1, triển khai nhà máy với 2 tổ máy có tổng công suất 1.500MW, vận hành thương mại vào năm 2025; giai đoạn 2 có công suất 1.500MW và vận hành thương mại sau năm 2028. Nguồn nguyên liệu chính là khí hóa lỏng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một phần nhập khẩu; lượng khí tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1). Nguyên liệu phụ của nhà máy là dầu diesel với tổng mức tiêu thụ 20.000m3/năm và được cung cấp từ các công ty lọc hóa dầu Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam cũng đã ban hành hàng loạt các chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển NLTT để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước như: ưu tiên cung cấp tín dụng, miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, sử dụng “hợp đồng mua bán điện mẫu”... Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang  triển khai cụ thể các qui định pháp luật về hợp tác công tư (PPP) để mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới.