Những điểm mới nổi bật của 11 Luật, Bộ luật có hiệu lực từ 1/1/2021
Từ ngày 1/1/2021, có 11 Luật, Bộ luật sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý có Bộ luật Lao động 2019, Luật Đầu tư 2019, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Luật Chứng khoán 2019,…
1. Bộ luật Lao động 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành. Trong đó, gồm nhiều điểm mới nổi bật như:
- Mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.
- Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ.
Áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ. (Ảnh minh hoạ)
- Được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh.
- Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ.
- Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.
- Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi.
- Tăng thời gian làm thêm theo tháng lên 40 giờ
.
- Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do.
- Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương.
- Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản.
- Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty.
- Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền.
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp.
- Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động.
- Thay đổi về tiền đền bù khi bị chậm trả lương từ năm 2021.
- Không còn quy định lương tối thiểu ngành.
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 lần/năm.
- Được ghi nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động.
- Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc.
- Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng.
- Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 01 tuổi làm ca đêm.
- Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ.
- Người lao động đang làm việc không còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép.
- Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe.
- Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có Nội quy lao động.
2. Luật Đầu tư 2020
Luật Đầu tư 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, thay thế Luật Đầu tư 2014. Nội dung Luật có một số điểm mới đáng chú ý:
- Chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện giảm còn 227.
- Bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Thêm hình thức ưu đãi đầu tư.
- Nhiều điểm mới về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt.
- Sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Chỉ còn 04 trường hợp nhà đầu tư không phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
3. Luật Doanh nghiệp 2020
Luật Doanh nghiệp 2020 gồm 10 chương, 218 điều, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020. Trong đó có một số nội dung mới đáng chú ý sau đây:
- Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.
- Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.
- Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021.
- Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
4. Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có một số nội dung mới đáng chú ý, như:
- 09 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng.
- Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng xuống còn 20 ngày.
- Xây nhà ở tại nông thôn từ 07 tầng trở lên phải xin giấy phép.
- Sửa quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Quy định nhiều điểm mới về giấy phép xây dựng.
5. Luật Chứng khoán 2019
Luật chứng khoán 2019 được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV; trong đó, có một số quy định mới nổi bật sau:
- Thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Bổ sung một số hành vi bị cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn sau khi kết thúc đợt chào bán.
- Công ty đại chúng chỉ được chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nếu có lãi.
6. Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, gồm một số nội dung đáng chú ý sau đây:
- Mở rộng phạm vi của giám định tư pháp.
- Bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
- Viện KSND tối cao có thêm phòng giám định kỹ thuật hình sự.
- Nới điều kiện mở Văn phòng giám định tư pháp.
- Thời hạn giám định tư pháp tối đa không quá 04 tháng.
- Thêm trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
- Sửa đổi quy định về kết luận giám định theo hướng cụ thể hơn.
7. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 gồm 4 chương và 42 điều, nổi lên là một số nội dung đáng chú ý sau đây:
- Về quy định về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên.
- Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
- Các trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
- Một số vấn đề về bảo mật thông tin.
8. Luật Thanh niên 2020
Luật Thanh niên 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, gồm những chính sách dành cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, điển hình như:
- Không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên
- Xác định rõ 07 nguyên tắc để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên:
- Chính thức quy định về Tháng thanh niên là vào tháng 03 hàng năm.
- Quy định cụ thể về các chính sách của nhà nước đối với thanh niên trong 06 nhóm lĩnh vực.
- Bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức thanh niên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
9. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 với 92,75% đại biểu tán thành. Đây là Luật thống nhất điều chỉnh hoạt động đầu tư, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư một số lĩnh vực hạ tầng quan trọng, thiết yếu theo phương thức đối tác công - tư, với một số nội dung đáng chú ý sau đây:
- Thu hẹp các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP còn 05 lĩnh vực.
- Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT từ năm 2021.
- Quy định rõ việc lựa chọn nhà đầu tư.
10. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý như bổ sung thêm văn bản quy phạm pháp luật vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; sửa quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật…
11. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:
- Quy định hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, giữ nguyên Văn phòng UBND cấp tỉnh.
- 07 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội từ 01/01/2021.
Nguyễn Triệu