Những quy định về điều kiện nhận thừa kế đất nông nghiệp

22:47 | 11/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo quy định của pháp luật về đất đai, đối với đất nông nghiệp nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho.
Điều kiện nhận thừa kế đất nông nghiệp
 
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 và Khoản 3, Điều 191, Luật đất đai năm 2013 thì:
 
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
 
Những quy định về điều kiện nhận thừa kế đất nông nghiệp
Đối với đất nông nghiệp nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho. Ảnh minh hoạ
 
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
 
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
 
b) Đất không có tranh chấp;
 
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
 
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
  
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
 
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa."
 
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Đối với đất nông nghiệp nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho.
 
Theo đó, để nhận thừa kế đất nông nghiệp, bắt buộc người nhận phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
 
Nhóm đất nông nghiệp
 
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
 
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
 
– Đất trồng cây lâu năm;
 
– Đất rừng sản xuất;
 
– Đất rừng phòng hộ;
 
– Đất rừng đặc dụng;
 
– Đất nuôi trồng thủy sản;
 
– Đất làm muối;
 
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
 
Như vậy, có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là diện tích trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…
 
Nguyễn Triệu