Nợ xấu 6 tháng đầu năm: Các ngân hàng quốc doanh dẫn đầu về quy mô

17:25 | 05/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sau khi công bố kết quả báo cáo tài chính trong quý 2 và nửa đầu năm 2021 thì nhóm ngân hàng trong nước đang dẫn đầu về số dư nợ xấu.

Cụ thể, theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, 3 trong số 4 ngân hàng thuộc nhóm "big 4" dẫn đầu về số dư nợ xấu. Đó là Agribank, BIDV và Vietinbank lần lượt 24.429 tỷ, 21.141 tỷ và 14.477 tỷ. Các con số trên cao hơn lần lượt 

Một ngân hàng khác trong nhóm ngân hàng quốc doanh là Vietcombank đứng ở vị trí thứ 5 khi ghi nhận con số dư nợ xấu vào khoảng 6.865 tỷ đồng. 

Tính tổng 4 ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ số dư nợ xấu đã lên đến hơn 53,6% (khoảng 67.000 tỷ đồng) trong tổng số dư nợ xấu của gần 30 ngân hàng khác trong thống kê. Tuy nhiên, 4 ngân hàng lớn trên hiện đang chiếm 56% tổng dư nợ cho vay khách hàng của gần 30 ngân hàng. Điều này đồng nghĩa nợ xấu cao thuộc nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh.

Nợ xấu 6 tháng đầu năm: Các ngân hàng quốc doanh dẫn đầu về quy mô - ảnh 1

Ảnh: Doanh Nghiệp Niêm Yết/Vietnambiz

Nhóm ngân hàng tư nhân chứng kiến VPBank với 10.801 tỷ đồng. Trong đó, riêng nợ xấu của FE Credit đã chiếm 1 nửa.

Bên cạnh đó, top 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất còn chứng kiến những cái tên như: SHB, Sacombank, SCB, VIB và LienVietPostBank.

Đáng chú ý, Nam Á Bank chứng kiến tốc độ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh trong bán niên 2021 khi lên tới 83% lên 1.362 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm 2021, các tổ chức tín dụng ghi nhận số dư nợ xấu giảm xuống bao gồm: 

Kienlongbank giảm mạnh nhất với mức giảm lên tới 72%, xuống còn 510 tỷ đồng. Tiếp theo là SCB và MB giảm lần lượt là 61% và 22%. Các tỷ lệ trên đều so sánh với mốc thời gian tính đến hết ngày 31/12/2021. 

Tính chung trong toàn ngành ngân hàng thì tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 30/6/2021 đã tăng 4,5% so với cuối năm trước với gần 125.000 tỷ đồng.

Xét về tỷ lệ nợ xấu, VP là cái tên "quán quân" về giá trị tỷ trọng nợ nhóm 3-5 trên dư nợ cho vay cao nhất hệ thống gần với 3,5%. Lý do là bởi tổ chức tín dụng này sở hữu công ty tài chính tiêu dùng có thị phần lớn nhất Việt Nam, còn tính riêng ngân hàng mẹ thì tỷ lệ nợ xấu của VP Bank chỉ 1,73%.

Hai vị trí tiếp theo thuộc về VietCapital Bank và PGBank với tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 2,81% và 2,67%. Vài tổ chức tín dụng khác báo cáo chỉ số xung quanh mức 2% là SHB, MSB, Eximbank.

Ở chiều ngược lại, Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống chỉ 0,36%, ngân hàng này cũng ghi nhận số dư nợ xấu thuộc nhóm dưới bảng với chỉ 1.118 tỷ đồng, giảm nhẹ 13,6% so với cuối năm 2020. Tiếp theo là ACB với 0,68% và Vietcombank 0,74%. Các con số này đều thấp hơn so với hồi quý 1/2021. 

Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng đang mạnh tay bảo hiểm nợ xấu như Techcombank và Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Vietcombank dẫn đầu với tỷ lệ bao phủ nợ xấu gần 352% vào cuối quý 2, theo sau là Techcombank 259%. Đứng thứ ba thuộc về MB với 236% và ACB với 208%. Với mỗi đồng nợ xấu các ngân hàng này dùng đến chi gấp đôi, gấp ba lần giá trị để phòng ngừa. 

Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngay tháng 10/2021. 

Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Ngoài ra, TCTD, chi nhánh ngân hàng được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

H.S (t/h)

Xem thêm: Vì sao ông Nguyễn Văn Lê xin rời ghế Tổng giám đốc ngân hàng SHB?