Reuters: Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy việc cân bằng căng thẳng Mỹ - Trung
Theo Reuters, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam với mấu chốt là thách thức trong việc cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, mà Việt Nam đã và đang trở thành một đối tác chiến lược quan trọng.
Reuters đưa tin, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021 củng cố vai trò lãnh đạo và tìm cách tận dụng thành công kinh tế của Việt Nam để củng cố tính hợp pháp.
Mấu chốt của vấn đề là thách thức trong việc cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, mà Việt Nam đã và đang trở thành một đối tác chiến lược quan trọng.
Được thúc đẩy bởi sự chuyển hướng thương mại toàn cầu có lợi cho Mỹ - Trung, Việt Nam đang dần phát triển thành một trong những trung tâm sản xuất công nghệ quan trọng nhất thế giới cũng như một trung tâm may mặc, giữa bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh hơn hầu hết các quốc giá trên thế giới sau đại dịch COVID-19.
Công nhân dựng áp phích cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên một con phố ở Hà Nội, Việt Nam ngày 12/01/2021. Ảnh: Reuters
“Căng thẳng Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gây mất ổn định môi trường địa chiến lược và kinh tế trong khu vực trong vòng 5 năm tới”, Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện ISEAS – Yusof Ishak ở Singapore cho biết.
Ông nói thêm: “Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam do nền kinh tế Việt Nam rất cởi mở và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế cũng như đầu tư nước ngoài”.
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Việt Nam đạt trung bình 6,0% trong 5 năm qua và vẫn tăng 2,9% vào năm 2020 bất chấp đại dịch đã đè bẹp các nền kinh tế khác trên thế giới: Cho đến nay, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn virus corona bằng việc kiểm dịch, xét nghiệm và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Với tổng số hơn 1.500 ca nhiễm và 35 ca tử vong, Việt Nam - 1 trong 5 quốc gia cuối cùng do Đảng Cộng sản cai trị trên thế giới bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên - đã chứng kiến nền kinh tế của mình vượt xa phần lớn các quốc gia châu Á trong năm qua, đồng thời đã và đang gây chú ý bởi tăng trưởng GDP bình quân 7,0% trong 5 năm tới.
“Các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải học cách giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội, đặc biệt là sự chuyển hướng thương mại - đầu tư từ Trung Quốc”, ông Hiệp nói.
KÍCH THƯỚC THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
Các ứng cử viên chính cho các vị trí mới sẽ được xác định tại đại hội đều được biết đến rộng rãi trong giới chính trị Hà Nội, nhưng đã được chính thức tuyên bố tối mật vào tháng 12 để ngăn cản các cuộc tranh luận có khả năng chỉ trích. Đảng Cộng sản vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và ít bị nhận sự chỉ trích.
Việt Nam chính thức có "tứ trụ" lãnh đạo: Tổng bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Trong khi cuộc tranh giành quyền lực năm 2016 và cuộc trấn áp sau đó đối với tham nhũng trong chính phủ đã làm sâu sắc thêm các thế lực chống phá và bè phái trong hàng ngũ Đảng, hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng vào những hoạch định trong chính sách kinh tế, đối nội và đối ngoại của Việt Nam sau đại hội.
Những kẻ thù cay đắng trong Chiến tranh Việt - Mỹ, Hà Nội và Washington đã có những mối quan hệ nồng ấm hơn đáng kể trong những năm gần đây, nhưng đã có những căng thẳng thương mại đến muộn.
Trong khi sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, thì ban lãnh đạo Đảng sắp tới phải đối mặt với sự giám sát gia tăng của Mỹ và ban lãnh đạo mới trong Nhà Trắng.
Thâm hụt thương mại với Việt Nam đang gia tăng đáng kể và nhanh chóng, Mỹ dưới thời chính quyền Trump đã coi Việt Nam là kẻ thao túng tiền tệ vào cuối năm ngoái, làm tăng triển vọng áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Khoảng cách thương mại tăng lên 63 tỷ USD vào năm 2020 so với 47 tỷ USD vào năm 2019.
Đại diện Thương mại Mỹ hồi đầu tháng cho biết hành động đẩy giá đồng tiền của Việt Nam xuống là "không hợp lý" và hạn chế thương mại của Mỹ, nhưng không có hành động ngay lập tức để áp đặt thuế quan trừng phạt bởi quyền quyết định trong tay chính quyền Biden.
“Việt Nam sẽ cần duy trì đối thoại với Mỹ để hiểu rõ hơn về chính quyền Biden, đồng thời xem xét một cách chân thành các chính sách và thông lệ thương mại cũng như tiền tệ của nước này”, ông Hà Hoàng Hợp, cũng thuộc Viện ISEAS – Yusof Ishak cho biết.
Một người đàn ông xếp hoa trang trí tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia chào mừng Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Reuters
TẬN DỤNG THỜI CƠ
Trong nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ phải vật lộn với một trong những xã hội già hóa nhanh nhất ở châu Á và việc cải cách hệ thống giáo dục đại học lạc hậu khiến nguồn lao động có tay nghề cao tại địa phương bị thiếu hụt.
Các nhà quan sát nhận định, thách thức chính bên ngoài khác là tìm cách đối phó với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền vùng Biển Đông rộng lớn, có tiềm năng giàu năng lượng, chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông Hà Hoàng Hợp cho biết: “Triển vọng về an ninh của Biển Đông sẽ khá bi quan trong năm nay. Việt Nam sẽ phải đề cao cảnh giác hơn và chuẩn bị đối phó với các thế lực thù địch nước ngoài”.
Tuy nhiên, đồng quan sát viên Hiệp cho biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Trung Quốc đối với an ninh và nền kinh tế của Việt Nam, khiến Việt Nam “cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hai cường quốc”.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều năm vướng vào tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp vật liệu và thiết bị lớn nhất cho ngành sản xuất đang phát triển mạnh của Việt Nam.
Ông Hợp cho biết những thách thức khác đối với đội ngũ lãnh đạo trong 5 năm tới bao gồm các cải cách cần thiết để thực hiện các hiệp định thương mại tự do quốc tế mới và một chính sách đối ngoại chủ động và toàn diện hơn.
Tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia của Việt Nam cũng nằm trong chương trình nghị sự, cũng như giải quyết các vấn đề xung quanh sự phát triển của sông Mekong - một chiến trường ngày càng căng thẳng khác với Bắc Kinh. Song song với việc đề phòng COVID-19 bằng cách tiêm chủng cho người dân.
Hải Yến (Theo Reuters)