Room ngoại nới rộng: 'Chìa khóa' cho tăng trưởng ngân hàng?

Minh Nguyệt 07:26 | 25/05/2025 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo các chuyên gia, động thái nới room ngoại được kỳ vọng sẽ tạo dư địa mới cho HDBank, MB và VPBank trong việc huy động vốn chiến lược, phục vụ mục tiêu tăng trưởng tài sản mạnh mẽ và duy trì tỷ lệ an toàn vốn trong bối cảnh nhu cầu vốn trung dài hạn ngày càng lớn.

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì giới hạn 30% như quy định chung hiện nay.

Theo danh sách hiện tại, có bốn ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu gồm HDBank (HDB), MB (MBB), Vietcombank (VCB) và VPBank (VPB). Tuy nhiên, do Vietcombank là ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, chính sách nới room ngoại lên 49% sẽ chỉ áp dụng cho ba ngân hàng còn lại là HDBank, MB và VPBank.

(Nguồn: VIS Rating)

Tăng vốn để duy trì đà tăng trưởng mạnh

Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới đây, CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) nhận định việc nâng trần sở hữu nước ngoài được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thu hút dòng vốn mới từ nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ tăng trưởng tài sản mạnh mẽ.

Theo phương án tái cơ cu, các ngân hàng tham gia s nhn đưc mt s quyn li và min tr t Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bao gm hn mc tăng trưng tín dng cao hơn, t l d tr bt buc thp hơn, đưc h tr v thanh khon. 

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản trên 25%/năm, nhu cầu bổ sung vốn là rất cấp thiết. Ước tính nếu không tăng vốn cổ phần hoặc phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng như HDB, MBB và VPB có thể giảm từ 150–300 điểm cơ bản vào cuối năm 2026.

Trong trưng hp các ngân hàng này duy trì tăng trưng tài sn cao hơn trung bình ngành
ho
c trên 25% và kh năng sinh li duy trì n đnh trong vòng hai năm ti, các chuyên gia VIS Rating đánh giá HDBank, MB và VPBank s là nhng ngân hàng cn b sung vn mi đ duy trì mc vn hin ti.

(Nguồn: VIS Rating)

Các chuyên gia VIS Rating ưc tính t l an toàn vn (CAR) có th gim t 150 đến 300 đim cơ bn đến cui năm 2026 nếu các ngân hàng trên không tăng vn c phn mi hoc phát hành trái phiếu tăng vn cp 2.

Trước đây, các ngân hàng chủ yếu dựa vào lợi nhuận giữ lại và trái phiếu cấp 2 để tăng vốn. Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn cổ phần mới từ nhà đầu tư nước ngoài được đánh giá là giải pháp căn cơ hơn về dài hạn.

(Nguồn: VIS Rating)

Đòn bẩy chiến lược từ cổ đông ngoại

Thực tế cho thấy quá trình tìm kiếm và đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài thường mất nhiều thời gian. Điển hình là thương vụ VPBank bán 15% vốn cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) kéo dài gần hai năm, trước khi hoàn tất vào năm 2023. HDBank cũng đã theo đuổi chiến lược gọi vốn ngoại trong suốt 5 năm qua.

Trong khi đó, MB hiện chưa công bố kế hoạch cụ thể liên quan đến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.Do đó, các chuyên gia đánh giá li nhun gi li và trái phiếu tăng vn cp 2 s là ngun tăng vn chính ca ngân hàng. 

Với Vietcombank, dù không được hưởng ưu đãi nới room ngoại lên 49% do là ngân hàng quốc doanh, nhưng ngân hàng này vẫn có kế hoạch chào bán thêm 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cổ đông chiến lược Mizuho. Nếu thành công, tỷ lệ CAR của VCB có thể tăng hơn 200 điểm cơ bản.

Sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn bổ sung quan trọng mà còn giúp nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro và mở rộng tiếp cận vốn quốc tế cho các ngân hàng.

Đơn cử, với sự hỗ trợ của SMBC, VPBank đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng cho vay khách hàng FDI, đạt 3.700 tỷ đồng năm 2024, gấp ba lần so với năm trước.

Gần đây nhất, vào ngày 5/5/2025, VPBank thông báo đã huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 1 tỷ USD, do SMBC và một số định chế tài chính quốc tế thu xếp, nhằm phục vụ chiến lược tài chính bền vững.

 

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.

Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.