Sản lượng thép thành phẩm tăng nhẹ trong quý I: Triển vọng nào cho doanh nghiệp thép năm 2022?

Lê Hồng Quý 10:05 | 20/04/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sản lượng và lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong quý I/2022 đều tăng lần lượt 3,2% và 11,9%. Các nhà phân tích từ nhiều công ty chứng khoán kỳ vọng sáng cho nhóm ngành này.

2021 là một năm đáng nhớ với các doanh nghiệp thép Việt Nam khi liên tục thiết lập các cột mốc ấn tượng. Tổng sản lượng của ngành thép trong năm 2021 đạt 30,8 triệu tấn (+32,5% cùng kỳ); sản lượng xuất khẩu toàn ngành đạt 6 triệu tấn (+52,5% cùng). Với 12 tỷ USD thu về từ xuất khẩu, đây là con số cao nhất lịch sử ngành thép Việt.

Với việc giá của thép tấm cuộn cán nóng (HRC) ở Bắc Mỹ có thời điểm tăng gấp đôi lên  1.920 USD/tấn, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành đều tăng 3%-6%, qua đó kéo giá nhiều cổ phiếu thép như HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát), HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen) hay NKG (CTCP Thép Nam Kim) tăng nóng trước khi điều chỉnh vào 2 tháng cuối cùng trong năm.

Triển vọng tiếp tục rộng mở trong năm 2022

Nhận định về triển vọng của các doanh nghiệp thép trong năm 2022, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) vẫn đánh giá ngành ở mức tích cực. Các luận điểm mà MAS đưa ra bao gồm giá HRC kỳ vọng duy trì ở mức cao, dự phóng sản lượng sản xuất toàn cầu phục hồi, sản lượng ngành thép nội địa phục hồi theo ngành bất động sản, lãi suất giảm, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm, thị trường xuất khẩu mở rộng khi nguồn cung thép toàn cầu giảm do tác động cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Ảnh: VSA

Trong khi đó, báo cáo mới của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết quý I/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 8,456 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Tình hình kinh doanh cũng khá ổn với việc lượng thép thành phẩm bán ra đạt 8,137 triệu tấn, tăng 11,9% và xuất khẩu đạt 1,821 triệu tấn, tăng 7,7%.

3 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong quý I là ASEAN (40,57%), EU (19,32%), Mỹ (8,34%) và Hàn Quốc (6,97%).

Các thị trường xuất khẩu thép lớn của Việt Nam. Ảnh: VSA

Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính riêng trong tháng 3, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 956.000 tấn, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 908,63 triệu USD, tăng 1,05% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỷ USD, giảm 18,04% về lượng nhưng tăng 18,84% về giá trị.

Trong tháng 3, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,14 tỷ USD, tăng 23% về lượng và tăng 22,36% về trị giá so với cùng kỳ.

"Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC. 

Tuy nhiên ngoài những cơ hội sáng, ngành thép được dự báo cũng đối diện nhiều thách thức đi kèm. MAS nhận định giá nguyên vật liệu tăng hay các rào cản thương mại như luật chống bán phá giá hay hạn chế xuất khẩu sẽ là những rủi ro cơ bản với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thép trong năm nay.

"Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC", nhóm phân tích MAS nhận định.

Tuy nhiên, MAS nói thêm rằng hiện tại các công ty đầu ngành thép tại Việt Nam đều đã dần chuyển sang bán hợp đồng theo đơn hàng chốt giá trước 3 tháng nên có thể giảm thiếu được rủi ro từ biến động giá cả đầu vào.

Từ khóa: #thép