Sau Trung quốc, đến lượt Mỹ tăng cường “đàn áp” tiền điện tử?
Bộ Tư Pháp Mỹ đang tìm kiếm một luật sư có chuyên môn về cả tiền điện tử và công nghệ blockchain cũng như rửa tiền để làm việc trong bộ phận Hình sự của cơ quan này. Vị trí này sẽ làm việc trông một đơn vị tập trung vào các tội phạm liên quan đến tiền điện tử.
Các trách nhiệm bao gồm: truy tố tội phạm sử dụng tiền kỹ thuật số làm phương tiện cho hoạt động bất hợp pháp và cung cấp lời khuyên cho các cơ quan liên bang về các vấn đề lập pháp và quản lý.
Sự việc củng cố thêm rằng chính phủ Mỹ đang lo lắng về sự gia tăng của tội phạm liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum…. đồng thời lên kế hoạch truy quét tội phạm trên diện rộng đối với các hoạt động bất hợp pháp trong thế giới tiền điện tử.
Trong những tuần gần đây, hoạt động tội phạm liên quan đến tiền điện tử đã trở thành tiêu điểm ở Mỹ , đặc biệt là với cuộc tấn công mạng hồi tháng 5 vào đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ làm tê liệt hệ thống trong nhiều ngày.
Tin tặc Nga được cho là đứng sau động thái này và họ đòi 5 tỷ USD tiền chuộc, số tiền này được trả bởi Giám đốc điều hành của Colonial bằng Bitcoin.
Ngoài các hoạt động tội phạm, cả Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính đang theo dõi các hoạt động quảng cáo xung quanh Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác, liệu các nhà đầu tư nhỏ có đang bị lừa để mua các loại tiền điện tử không có giá trị hay không?
Các loại tiền kỹ thuật số được sử dụng khi giao dịch kinh doanh thông qua công nghệ blockchain, nhưng ngành công nghiệp này còn non trẻ và vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi như một công cụ để giao dịch.
Peter Schiff, nhà phân tích tài chính nổi tiếng của Mỹ kiêm CEO của Euro Pacific Capital cho biết: "Bạn hoàn toàn không thể làm gì với Bitcoin - nó không có đặc tính của hàng hóa, không có đặc điểm của tài sản, vì vậy nó chỉ là một mã thông báo, một mã thông báo đầu cơ".
Các nhà quản lý hàng đầu như Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC,) Gary Gensler đã tuyên bố, tiền điện tử cần được quản lý chặt chẽ hơn, trong khi những người thân cận với SEC cho biết Gensler và cả ủy ban đang vật lộn với cách tốt nhất để điều chỉnh một doanh nghiệp hoạt động bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Chính phủ Mỹ siết chặt giao dịch tiền điện tử (ảnh minh họa)
Charles Enson, Giáo sư luật tại Đại học Delaware, cho biết: “Chính phủ chắc chắn sẽ cố gắng điều chỉnh tiền điện tử” nhưng câu hỏi lớn sẽ là “làm thế nào? "nói thì dễ nhưng làm thì khó."
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tiền điện tử cho rằng các quy định nghiêm ngặt hơn mới chỉ dừng lại ở góc độ quản lý . Một lý do, theo Michael Oliver của Momentum Structural Analysis, là sự hấp dẫn của tiền điện tử với nhà đầu tư ngày càng tăng có thể gây ra mối đe dọa đối với chính sách tiền tệ của chính phủ. Vì Cục Dự trữ Liên bang không có vai trò gì trong việc tạo ra Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số phổ biến khác.
Theo phân tích cấu trúc Momentum trong các báo cáo bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 trở đi, các chính phủ và các ngân hàng trung ương sẽ trấn áp tiền điện tử vì sự chấp nhận ngày càng tăng của những loại tiền như vậy là một mối đe dọa đối với sự kiểm soát độc quyền của ngân hàng trung ương đối với tiền của họ.
Hiện nay tiền điện tử đang được tiếp thị như một đối thủ cạnh tranh với tiền do các chính phủ phát hành. Vì vậy, rõ ràng là chính phủ không thích cạnh tranh và việc trấn áp các hoạt động liên quan đến tiền điện tử là vấn đề sớm muộn.
Mới đây chính phủ Trung Quốc cũng đã có hàng hoạt những biện pháp cứng rắn nhằm vào hoạt động khai thác tiền điện tử tại nước này. Hàng loạt các biện pháp của các chính phủ và các ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát hoạt động đang “ngoài vòng pháp luật” của tiền điện tử, đã khiến thị trường này rơi tự do từ tháng 5 năm 2021. Hiện tại đồng tiền điện tử có giá trị lớn nhất là Bitcoin đã mất hơn 50% giá trị kể từ khi đạt đỉnh trên 60.000 đô la vào tháng 4 năm 2021.
Phúc Sơn