Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhu cầu thuê nhà để ở đang tăng nhưng thị trường cho thuê tại Việt Nam chưa thực sự trở thành một giải pháp thay thế hoàn toàn cho việc sở hữu nhà.
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng đều và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đặc biệt, các công ty sở hữu quỹ đất lớn tại các vị trí chiến lược như KBC, BCM, IDC và SIP được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều trong năm 2024. Theo đó, nhiều "ông lớn" hụt hơi về lợi nhuận, nhưng có doanh nghiệp vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan.
Làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, xu hướng thu hút FDI trên thế giới đang thay đổi theo hướng xanh, bền vững, công nghệ cao, công nghệ mới.
TP HCM hiện có gần 5.000 ha đất công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy đạt 90%, còn Hà Nội có quỹ đất gần 3.000 ha với tỷ lệ lấp đầy 86%. Trong năm vừa qua, cả hai đô thị lớn này không có dự án mới đi vào hoạt động.
Năm 2024, bất động sản công nghiệp được đánh giá là điểm sáng trong tổng thể thị trường BĐS Việt Nam. Sang năm 2025, phân khúc bất động sản này tiếp tục được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường trong nước.
Với sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2022 đến nay, một số dự án BĐS đã được tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, cơ chế chính sách để triển khai trở lại. 0:00 Nữ miền Bắc
Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù thu hút vốn FDI giảm 20%, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đạt 6,3% không cao bằng trung bình cả nước song GRDP của tỉnh vẫn giữ được đà tăng trưởng 7,05%. Đồng thời, thu ngân sách của Bình Dương cũng thuộc top cao nhất cả nước…