Giới chuyên gia cho rằng giá dầu được tiếp sức nhờ những dấu hiệu lạc quan về nhu cầu xăng dầu trong dịp nghỉ lễ cuối tuần tại Mỹ, cũng như các cuộc đàm phán việc nâng mức trần nợ công của nước này.
Theo kế hoạch vào ngày 5/2 tới, G7 sẽ áp dụng mức giá trần riêng rẽ đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga được giao dịch ở mức cao hơn dầu thô và một mức trần khác cho những sản phẩm có giá thấp hơn.
Giá dầu tiếp tục giảm với lo ngại về nhu cầu sẽ giảm, bất chấp các số liệu tích cực trong báo cáo thị trường dầu hàng tuần của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ EIA. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 2,28% xuống 89,55 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 2,25% xuống 95.64 USD/thùng.
The Hill ngày 21/8 có bài phỏng vấn Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm, trong đó bà đã nhận định rằng: “Mỹ sẽ đạt sản lượng dầu cao kỷ lục vào năm 2023”.
Hôm 13/7, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đang có dấu hiệu lắng xuống khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu dầu thô, cùng với đó, các lệnh trừng phạt dầu Nga ít tác động đến sản lượng dầu hơn dự kiến.
Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC), ông Mohsen Khojasteh-Mehr cho biết Iran có kế hoạch tăng công suất sản xuất dầu thô của nước này lên 5,7 triệu thùng/ngày trong 8 năm tới.
Công ty dữ liệu Kpler ước tính rằng từ ngày 1/3 đến 24/3, lượng dầu xuất khẩu qua đường biển của Nga đã giảm từ gần 4,3 triệu xuống còn 2,3 triệu thùng/ngày.
Tân Tổng thư ký OPEC, ông Al-Ghais khẳng định rằng một trong những ưu tiên hàng đầu sẽ là hỗ trợ tiếp tục duy trì Tuyên bố Hợp tác giữa OPEC và các đối tác dầu mỏ khác (nhóm OPEC+).