Ngành dệt may Việt Nam nhìn chung vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2023, khi tốc độ giảm giá trị đang dần được thu hẹp. Cùng đó, các doanh nghiệp đang chắt chiu từng đơn hàng, thay đổi phương thức sản xuất để tiết kiệm chi phí, cố gắng hoàn thành kế hoạch năm.
Sáng nay 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2023 và đưa ra những cơ hội, thách thức trong năm 2024. Mục tiêu được ngành dệt may đặt ra là sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023 này.
Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2023, kinh tế thế giới suy thoái đã khiến ngành dệt may xuất khẩu không đạt được mục tiêu đề ra như kỳ vọng. Nhiều doanh nghiệp phải chật vật tìm cách để tồn tại trong bối cảnh tổng cầu giảm, chi phí đầu vào và cạnh tranh của các quốc gia khác tăng. Dự báo năm 2024, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục biến động khó lường. Thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải. Do vậy, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2035 xây dựng được thương hiệu Dệt may Việt Nam phát triển bền vững, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn không chỉ của doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan.
Theo nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), nhu cầu thế giới về các sản phẩm ngành dệt may năm 2023 sẽ giảm khoảng 5% so với năm 2022.
Ngành dệt may của Việt Nam đã bước vào giai đoạn khó khăn từ cuối năm ngoái do xuất khẩu giảm mạnh dẫn đến sức cạnh tranh yếu trên trường quốc tế. Các chuyên gia nhận định mảng sợi và trang phục casual sẽ dẫn dắt sự phục hồi toàn ngành về cuối năm nay sang đầu 2024.
Năm 2023, ngành dệt may bước vào giai đoạn khó khăn do nhu cầu từ thị trường nước ngoài suy giảm khi gặp lạm phát. Trong bối cảnh đó, với lợi thế về khả năng duy trì đơn hàng từ đối tác chiến lược, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) là 1 trong số ít các doanh nghiệp vẫn ghi nhận tăng trưởng đều đến nửa đầu năm nay.
Tính đến tháng 6, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may tiếp tục hoàn tất việc chia cổ tức năm 2022. Theo đó, Dệt may Hoà Thọ và Dệt may Huế là 2 doanh nghiệp nổi bật với tỷ lệ chia cổ tức cao nhất toàn ngành.
“Nếu không đầu tư cho công nghệ cao, có khả năng trong 3 năm nữa ngành dệt may sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ như Bangladesh và Ấn Độ”, lời cảnh báo của Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP HCM Phạm Văn Việt không phải nỗi lo xa.