Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/12 và tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp do nỗ lực bổ sung dự trữ dầu chiến lược của Mỹ, mặc dù lo ngại về tình trạng dư cung dầu thô và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu yếu trong năm tới vẫn còn tồn tại.
Giá dầu thế giới chốt phiên 24/11 đi xuống và ghi nhận tuần giảm thứ năm liên tiếp, khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là nhóm OPEC+.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, dự kiến sẽ xem xét liệu có tiếp tục cắt giảm hơn nữa nguồn cung dầu, khi nhóm họp vào cuối tháng này hay không, sau khi chứng kiến giá “vàng đen” giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9/2023.
Giá dầu giảm khoảng 5% trong phiên giao dịch 16/11 xuống mức thấp nhất trong bốn tháng, do các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sau số liệu yếu kém từ Mỹ và châu Á.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 6/11 sau khi các nước xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia và Nga tái khẳng định cam kết cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm nay.
Kịch bản "gián đoạn lớn" của Ngân hàng Thế giới gần giống với tác động của lệnh cấm vận dầu mỏ Arab năm 1973, làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu từ 6 triệu đến 8 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đẩy giá lên 140 USD- 157 USD một thùng, tăng tới 75% so với mức hiện tại.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 1/11 tới đây, giá xăng bán lẻ trong nước tiếp tục tăng khoảng 1,5 - 2,1%, trong khi giá dầu giảm 1,3 - 1,6% nếu không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trong những ngày qua, xung đột Israel - Hamas đã phá hủy kho cảng lớn nhất để nhập khẩu dầu ở Ashkelon, miền Nam Israel, khiến các tàu chở dầu phải di chuyển đến một cảng biển khác.
Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm khoảng 2% và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm khoảng 3% trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại xung đột tại Trung Đông có thể lan rộng, làm gián đoạn các nguồn cung dầu thô toàn cầu.