Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/7) đến hết ngày 31/12/2026.
Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng đối với các nhóm hàng hoá, dịch vụ quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024, trừ nhóm viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…
Chính phủ trình Quốc hội đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng và kéo dài chính sách ưu đãi này đến hết năm 2026.
Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua chiều 30/11 đã cho phép tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thuế thu nộp ngân sách nhà nước thì mới đảm bảo sự vững mạnh của tài chính công, đảm bảo chi cho hoạt động an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng... Vì vậy, việc giảm thuế để giải quyết một vấn đề giá cả biến động theo thị trường như giá điện là không hợp lý.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng có Tờ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) dự kiến thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước nhưng đây cũng là giải pháp thiết thực nhất để nuôi dưỡng nguồn thu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc giảm thuế giá trị gia tăng chỉ là một trong nhiều biện pháp và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, không có tác dụng trong dài hạn, do vậy vẫn cần triển khai các giải pháp lâu dài nhằm tăng trưởng GDP.