Ngành thủy sản Việt Nam đang bước vào năm 2025 với nhiều tín hiệu lạc quan. Ngay 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 18% cùng kỳ năm 2024.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng thuỷ sản chủ lực vẫn còn nhiều tiềm năng bứt tốc, miễn là các yếu tố bất ổn như chiến tranh thương mại dưới thời chính quyền Trump không gây thêm gián đoạn.
Trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2023, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.
Lập chợ đấu giá cho ngư dân không chỉ là giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản, mà còn mở ra cơ hội giao thương minh bạch và công bằng. Với mô hình đấu giá công khai, ngư dân có thể chủ động định giá sản phẩm, tránh bị thương lái ép giá, đồng thời kết nối trực tiếp với các nhà mua tiềm năng.
Do dự báo những chính sách thuế với sản phẩm Trung Quốc vào Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị đơn hàng khi càng về cuối năm. Tuy nhiên, những thách thức cũng là không nhỏ, đặc biệt là vấn đề cước vận tải.
Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm dao động 1,5 - 2,1 tỷ USD/năm. Do đó, các chính sách kinh tế mới được đưa ra khi ông Donald Trump tái đắc cử được đánh giá sẽ có tác động đáng kể đến ngành hàng này.
Thuỷ sản là một trong những ngành hàng có tốc độ hồi phục cao trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu trong 9 tháng qua. Trong đó, nhiều mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra… đều ghi nhận tăng trưởng bứt phá.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý III đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có những bứt phá đáng kể. Sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid, chiến tranh, lạm phát, diễn biến của các thị trường đang dần ổn định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 đã quay trở lại quỹ đạo thông thường là tăng tốc trong nửa cuối năm, đạt đỉnh vào quý III.
Nhu cầu thị trường hồi phục chậm, trong khi nguồn cung ngày càng tăng đã dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Dù được nhận định là có nhiều cơ hội và triển vọng sáng, thế nhưng mỗi doanh nghiệp thuỷ sản lại có nhìn nhận khác nhau về tình hình kinh doanh năm 2024.