Chính phủ đề xuất bổ sung gần 20.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước.
Trong quý III, thu nhập lãi thuần của Kienlongbank tăng hơn 90% so với cùng kỳ, góp phần đưa tổng thu nhập hoạt động trong kỳ tăng gần 45% nhưng do chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng cao, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn giảm gần 12%.
Trong quý III, nợ xấu của PGBank tăng gần 17% so với đầu năm, nên nhà băng này buộc phải dùng gần 150 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Những tháng cuối của năm 2024, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng từ 9% lên khoảng 15% vào cuối năm nhờ loạt chính sách kích thích tín dụng và nhu cầu tăng cao theo mùa vụ.
Theo danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ mới công bố từ Việt Á Bank, tổng tỷ lệ sở hữu của 16 cổ đông là 29,06% vốn điều lệ. Trong đó, 4 cổ đông tổ chức nắm 21,15% cổ phần.
Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank sẽ giúp Vietcombank và MB nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng. Sau quá trình xử lý, các ngân hàng có thể IPO hoặc chuyển nhượng TCTD yếu kém hay thay đổi mô hình kinh doanh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản số 8444/NHNN-VP yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ ngành Ngân hàng được giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.