Năm 2023 dần khép lại, đã có ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh ước tính với lợi nhuận tăng trưởng mạnh đến 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dựa vào kết quả kinh doanh các quý trước, nhiều dự báo cho rằng lợi nhuận ngân hàng năm nay sẽ đối mặt với sự phân hóa mạnh, thậm chí có nơi còn khó cán đích mục tiêu lợi nhuận cả năm như kế hoạch đặt ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1403/CĐ-TTg ngày 22/12/2023 về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Những ngày cuối năm của ngành ngân hàng đang trôi qua rất trầm lắng với những bước nhích chậm của tín dụng, sự thiếu vắng các cuộc đua lãi suất huy động và xôn xao mùa thưởng tết ngân hàng.
Chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ kết thúc năm 2023, thế nhưng cuộc đua giảm lãi suất huy động vẫn chưa dừng lại. Động thái liên tục đưa lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục của các ngân hàng đang phản ánh tình trạng dư thừa thanh khoản do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
Đồng yen Nhật Bản đã đạt mức tăng hàng tháng lớn nhất so với đồng USD trong năm nay, phản ánh kỳ vọng ngày càng tăng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất.
Tín dụng toàn nền kinh tế chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh hơn kể từ cuối quý II, được sẽ duy trì đà phục hồi tốt hơn trong quý IV. Mức tăng trưởng dự kiến cho cả năm nay là 10 - 11%.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng đối với nền kinh tế tính đến ngày 30/11/2023 tăng trưởng 9,15% so với cuối năm 2022, đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng. Như vậy, quy mô tín dụng đã tăng thêm gần 1%, tương đương khoảng 112.000 tỷ đồng so với số liệu cập nhật ngày 22/11.