Nhiều năm liền câu chuyện ngành bán lẻ Việt Nam được đưa ra chào mời những tổ chức nước ngoài là dân số đông, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu khi đô thị hóa mở rộng. Hành động của giới đầu tư tài chính cho thấy dường như họ không mấy mặn mà với cổ phiếu bán lẻ.
Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) Vũ Đăng Vinh, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn lớn và nhiều tiềm năng phát triển.
Ngày 28/6 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức sự kiện: "Diễn đàn khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và Thị trường bán lẻ".
Sau thời gian dịch bệnh tác động mạnh mẽ lên sức mua trên thị trường bán lẻ, lĩnh vực thương mại, dịch vụ có xu hướng tiếp tục đà phục hồi, nhất là sức cầu trong nước.
Trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam gần đây khiến doanh nghiệp nội bị đè nặng bởi những áp lực nhất định. Tuy nhiên, kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh. Vì vậy, bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần những cú huých trong tái cơ cấu lại quy trình bán hàng, đón đầu xu hướng, đáp ứng nhu cầu người mua. Cơ hội phát triển vẫn còn và phụ thuộc lớn vào khả năng nắm bắt cũng như sự nhanh nhạy của doanh nghiệp.
Với thị trường được định giá 170 tỷ USD và dự báo tăng trưởng 10% trong vòng 5 năm tới, lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đang là đích ngắm trong kế hoạch mở rộng chân rết của các nhà đầu tư. Sức nóng của thị trường ngày càng khốc liệt hơn bởi các đối thủ nặng ký đến từ nước ngoài đang gia nhập mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp nội phải thích nghi và thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội bứt phá. Đặc biệt, sự bắt tay "win - win" giữa nhà cung cấp và nhà phân phối được coi là một trong những mấu chốt rất quan trọng để ngành bán lẻ phát triển bền vững.
Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết, Central Retail sẽ đầu tư 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới nhằm thúc đẩy kết quả kinh doanh đạt 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh số 1 trong lĩnh vực Thực phẩm và kinh doanh Trung tâm thương mại.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ hành vi của người tiêu dùng, vì vậy thị trường bán lẻ vận hành cần nhìn nhận cơ hội xen lẫn với thách thức thật tỉnh táo, và trang bị cho mình những nền tảng đúng đắn.
Bất chấp mọi khó khăn năm 2020 vẫn là một năm ấn tượng của thị trường bán lẻ VN, dù mức tăng trưởng không bằng mức tăng 12,7% của năm trước, nhưng quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã phình to thêm hơn 11 tỷ USD.