Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, sự chững lại của hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian gần đây hy vọng chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục. Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng, vẫn luôn được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để “kích hoạt những cơ hội mới”.
Tại hội thảo trực tuyến mới đây do Ngân hàng Ngoại thương Pháp (Natixis CIB) tổ chức, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng này Alicia Garcia Herrero nhấn mạnh, lãi suất tăng cao, rủi ro địa chính trị mở rộng, nguy cơ lạm phát đình trệ gia tăng và hạn chế của dịch bệnh là nguyên nhân khiến cho sự sẵn sàng đầu tư xuyên biên giới suy yếu.
Số liệu của Dealogic cũng cho thấy, giá trị các thương vụ M&A tại Mỹ đã giảm 40% xuống còn 456 tỷ USD trong quý II, trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 10%.
Không thể phủ nhận thành quả của những thương vụ M&A trong quá khứ cũng như xu hướng phát triển trong thời gian tới nhưng bên cạnh những lợi ích cũng tiềm ẩn không ít rủi ro
(DNVN) - Trong hơn 10 năm qua, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã có bước tăng trưởng không ngừng, dần trở thành bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái đầu tư-kinh doanh của Việt Nam.
(DNVN) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trong thời gian vừa qua khá sôi động với các giao dịch lớn chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính và bất động sản nhằm tập trung khai thác thị trường hơn 96 triệu dân của Việt Nam.