Tesla/Trung Quốc: Lỗi phần mềm khiến cho các đối thủ nội trỗi dậy

06:46 | 01/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các tín hiệu tiêu cực từ các nhà chức trách Trung Quốc xuất hiện liên tiếp, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư về việc xem xét kỹ lưỡng lại mô hình định giá cho Tesla.

Năm ngoái, Tesla là mẫu xe điện bán chạy nhất Trung Quốc. Nhưng hiện tại, đã xuất hiện một lỗi nguy hiểm trong phần mềm của xe khiến chính phủ phải đặt hàng phần mềm sửa chữa cho gần 300.000 xe của Tesla.

Tesla/Trung Quốc: Lỗi phần mềm khiến cho các đối thủ nội trỗi dậy - ảnh 1

Telsa có 1/3 doanh thu bán xe là từ thị trường Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Các quan chức cho biết, người lái xe có khả năng sẽ vô tình chuyển sang chế độ tự lái, gây khả năng tăng tốc bất ngờ. Tin xấu đối với nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh trong nước trỗi dậy nhanh hơn.

Những hãng ô tô nước ngoài đã có một vị thế đáng nể ở Trung Quốc, chiếm 57% tổng doanh số bán xe năng lượng mới trong năm nay. Tesla, công ty có 1/3 doanh số bán xe nằm ở thị trường Trung quốc, chiếm thị phần áp đảo.

Thành công vượt trội đó đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà chức trách, bởi họ vốn đã nhạy cảm với ảnh hưởng của những gã khổng lồ công nghệ trong nước. Những chiếc xe của Telsa được cho là đã bị cấm vào các khu phức hợp của chính phủ. Hơn thế, chính phủ Trung Quốc đã soạn thảo các quy định mới, kiểm soát hành vi thu thập dữ liệu thông qua camera và cảm biến. Để đối phó với vấn đề này, Tesla đã thành lập một trung tâm dữ liệu tại đại lục.

Sự phụ thuộc quá nhiều của Tesla vào thị trường Trung Quốc khiến họ có một thế mạnh rất mong manh. Ở Trung Quốc, lòng trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu xe hơi rất thấp.

Người mua xe điện đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả và các tính năng mới. Ví dụ, Volkswagen là thương hiệu ô tô chạy xăng bán chạy nhất của Trung Quốc. Nhưng điều đó đã không tạo ra sự quan tâm đến xe điện của hãng. Ngay cả khi doanh số bán xe điện tăng 177% lên mức kỷ lục vào tháng 5, dòng ID điện của Volkswagen chỉ bán được 1.213 chiếc trong tháng 5, giảm so với tháng 4.

Xpeng và Nio – 2 công ty xe điện nội địa được Alibaba hậu thuẫn sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ vận rủi của Tesla. Vào tháng 5, số lượng giao hàng của Xpeng đã tăng 483% so với năm trước, còn đối với Nio là tăng gấp đôi. Cổ phiếu của Nio đã tăng trở lại hơn 500% trong năm qua, trong khi Xpeng’s đã tăng 100%. Cả hai đều giao dịch ở mức giá trị doanh nghiệp trên tỷ lệ bán hàng kỳ hạn bằng 11 lần, ngang ngửa với Tesla.

Tesla nói rằng, trên thực tế, chủ sở hữu có thể nâng cấp phần mềm xe tại nhà và lỗi phần mềm không ngăn cản những "fan trung thành" mua một chiếc Model Y chế tạo tại Thượng Hải. Tuy nhiên, các tín hiệu tiêu cực từ các nhà chức trách Trung Quốc sẽ khiến các nhà đầu tư xem xét lại mô hình định giá cho hãng.

Phan Đạt