Thống đốc BOJ củng cố quan điểm chính sách tiền tệ lỏng lẻo
Nhận định trên được ông Kuroda đưa ra trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Nhật giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo bất chấp lo ngại điều này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản khi lạm phát tăng trên toàn cầu.
"Đồng euro và bảng Anh đang giảm giá ngang với đồng yên, bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt của Vương quốc Anh và các ngân hàng trung ương khu vực đồng euro. Cùng với đó, đồng won của Hàn Quốc cũng suy yếu với tốc độ nhanh bất chấp việc thắt chặt tiền tệ đáng kể của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc", ông Kuroda nói .
Ông lập luận: “Một sự thay đổi chính sách nhỏ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể sẽ ngăn đà giảm của đồng yên”.
Nhưng việc đồng yên giảm 21% trong 12 tháng qua xuống gần mức thấp nhất trong 24 năm thực sự đáng suy nghĩ hơn nhiều so với các đồng tiền khác mà Thống đốc Kuroda đã trích dẫn. Đồng euro, lần đầu tiên giảm 14% ngang giá so với đồng USD trong 20 năm vào đầu tháng này, trong khi đồng bảng Anh và đồng won đều giảm 13%.
Trái ngược với chính sách lỏng lẻo của BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 1,5% kể từ đầu năm và dự kiến sẽ tăng thêm 1,75% hoặc hơn nữa từ nay đến cuối năm 2022. FED sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 26-27 tháng 7.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm tại cuộc họp chính sách vào cuối ngày 21/7.
Bất chấp làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên các đòn bẩy tiền tệ chủ chốt, hướng lợi suất 10 năm về 0 và lãi suất ngắn hạn là âm 0,1%, đồng thời hứa mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản không giới hạn theo chính sách "kiểm soát đường cong lợi suất".
BOJ đã nhắc lại cam kết duy trì kiểm soát đường cong lợi suất, thực hiện việc duy trì lãi suất cố định không giới hạn ở mức 0,25% mỗi ngày giao dịch. Các động thái được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng của đồng yên trong vài tháng qua.
Trong cuộc họp báo hôm 21/7, ông Kuroda tuyên bố sẽ gắn bó với chính sách hiện tại về lợi suất trái phiếu. Ông nói: “Chúng tôi không có ý định tăng lãi suất hay thay đổi biên độ mục tiêu lợi nhuận. Việc nới rộng biên độ vượt quá 25 điểm cơ bản sẽ làm hỏng tác động của việc nới lỏng chính sách tiền tệ."
Quyết định này của ông Kuroda đã được nhiều người dự đoán. Tất cả 37 nhà kinh tế được khảo sát bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản đều cho rằng sẽ không có thay đổi nào trong khuôn khổ chính sách tiền tệ của BOJ cho đến cuối năm nay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho rằng sự phục hồi sau đại dịch COVID ở Nhật Bản chậm hơn so với các nơi khác và yêu cầu kích thích tiền tệ, mặc dù điều này làm giảm giá đồng yên và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản tương đối thấp hơn so với các nước khác, khiến BOJ có lý do để duy trì chính sách lỏng lẻo. Trong tháng 5, lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản ở mức 2,5%. Trong khi đó tại Mỹ, lạm phát tiêu dùng ở mức 9,1% trong tháng 6, mức cao nhất trong hơn 40 năm.