Thủ tướng: Sớm nghiên cứu chính sách hoãn, giãn thuế cho DN chống COVID-19
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 2, toàn hệ thống thuế đã hoàn thành việc hợp nhất các Chi cục Thuế. Từ 711 chi cục, đến nay, cả nước chỉ còn 415 Chi cục Thuế, đạt 102% kế hoạch và vượt thời gian trước 10 tháng so với mục tiêu đã đề ra.
2 năm qua, Bộ cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính, giảm trên 2.044 công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp tổ/đội trở lên, trong đó, Tổng cục Thuế giảm được 2.485 đầu mối.
Theo lộ trình đến hết năm 2020, theo Quyết định 41/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn hệ thống thuế sẽ phải hợp nhất khoảng 548 Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố của 63 Cục Thuế thành 257 Chi cục Thuế khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao kết quả 2 năm qua mà ngành thuế đã đạt được.
Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh: Kết quả tổ chức lại một bước hệ thống ngành thuế là tấm gương tốt, là việc khó mà ngành đã đạt được, từ đó thúc đẩy các cấp, một số ngành Trung ương nghiên cứu, vận dụng để tinh gọn bộ máy mà vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Mô hình mới của ngành thuế đã gọn nhẹ hơn. Số lượng chi cục ở cấp tỉnh, cấp huyện giảm xuống từ 711 xuống 415 chi cục, giảm đến 2.100 đội thuế và từ đó, giảm biên chế hết sức mạnh mẽ.
Mặc dù triển khai sắp xếp lại bộ máy, nhiệm vụ thu thuế, nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước, vẫn được bảo đảm. Toàn ngành đã thu 1,27 triệu tỉ đồng, vượt 9,3%. Lần đầu tiên, cả 63 tỉnh, thành phố đều thu ngân sách vượt kế hoạch; thời gian gần đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh chóng, quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính về thuế. Mức độ hài lòng của người dân, của người nộp thuế tăng từ 75% năm 2016 lên 78% năm 2019.
Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng cán bộ vi phạm phải xử lý. Vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh, tình trạng nợ đọng thuế, chây ì nộp thuế, trốn thuế, chuyển giá vẫn diễn ra. Việc nắm bắt nguồn thu, số thu còn chưa kịp thời. Việc dự báo đánh giá tình hình thu còn chưa sát thực tế phát sinh, còn bị động cho việc điều hành ngân sách nhà nước.
“Tôi lưu ý là vẫn còn một số cán bộ ngành thuế nhũng nhiễu, thờ ơ, chưa mạnh dạn đề xuất tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ sự thờ ơ này đối với người dân, doanh nghiệp. Phải kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, thoái hóa biến chất. Công tác cán bộ ở ngành thuế từ Tổng cục, Cục, Chi cục phải làm bài bản, chặt chẽ. công khai, minh bạch, công tâm, khách quan”, Thủ tướng nói.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh cả nước vừa chống dịch COVID-19, vừa thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngành thuế, Bộ Tài chính cần có chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là chính sách thuế. Trong đó, có biện pháp hoãn, giãn, chậm nộp, đặc biệt vận dụng các quy định pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thuế.
Thủ tướng đặt vấn đề, làm sao nghiên cứu cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính thuế vì hiện nay còn đến 304 thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, có tới 188 thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4. Nghiên cứu có thể tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa được 10% thủ tục hành chính và phấn đấu 2020, nâng 50% số thủ tục hành chính cấp độ 1, 2 lên cấp độ 3, 4.
“Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ sự thờ ơ của cán bộ thuế đối với người dân, doanh nghiệp. Phải kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, thoái hóa biến chất. Công tác cán bộ ở ngành thuế từ Tổng cục, cục, chi cục phải làm bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch và công tâm, khách quan.gành thuế nghiên cứu giãn, hoãn thuế cho người bị ảnh hưởng dịch COVID-19”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng nhấn mạnh: Trong thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ như chậm nộp, hoãn nộp, giãn nộp thuế để tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do COVID-19.