Dù chịu thêm áp lực từ thuế đối ứng của Mỹ, cá tra Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh về giá khi chỉ từ 50–60 cent/pound, thấp hơn đáng kể so với các loại cá trắng phổ biến khác.
Từ tháng 6/2025, hàng loạt quy định mới về thuế và hóa đơn điện tử chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi đáng kể với hộ kinh doanh. Nhiều cá nhân, hộ buôn bán đã đặt ra các câu hỏi cụ thể, được ngành thuế và chuyên gia lần lượt giải đáp.
Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng đối với các nhóm hàng hoá, dịch vụ quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024, trừ nhóm viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…
Theo tính toán, với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 đạt 8% trở lên thì ba quý cuối năm phải tăng trên 8,3%. Đây là sức ép rất lớn khi bối cảnh thế giới đối mặt với rất nhiều thách thức, còn trong nước sức bật của sản xuất đã có dấu hiệu chững lại.
Lãnh đạo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, Mã: DCM) nhận định, căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu tiếp tục tạo ra nhiều biến động khó lường cho thị trường. Trong khi đó, việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% với phân bón nhập khẩu vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra không ít thách thức cho ngành.
Sáng 14/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Với luật được thông qua, nước giải khát có 5 gram đường trong 100 ml (nước ngọt) lần đầu được đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Với một cửa hàng, sau khi được trợ giá sẽ trả phí gần 900.000 đồng/năm và được tặng một máy in hóa đơn nếu dùng dịch vụ của Sổ Bán Hàng. Với các cửa hàng quy mô lớn, sau khi trợ giá sẽ trả phí 250.000 đồng/tháng và được tặng các thiết bị hỗ trợ nếu mua gói trên 2 năm của KiotViet.
Trước biến động từ các biện pháp phòng vệ thương mại, CTCP Tôn Đông Á (mã: GDA) lên kế hoạch điều chỉnh chiến lược, tập trung vào thị trường nội địa, đồng thời cơ cấu lại kênh tiêu thụ, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi của ngành.